Chuyện lạ Bến Tre: "Cải lão hoàn đồng" vườn dừa già cỗi bằng thứ phân từ loài vật nuôi quen mặt này

Lê Thị Tuyết Mai (Cổng TTĐT huyện Bình Đại) Thứ tư, ngày 11/11/2020 14:45 PM (GMT+7)
Nếu như trước đây, nông dân huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) đều dùng phân chuồng tươi hoặc phơi khô (hoai mục) để bón cho cây dừa, cây bưởi da lại hiệu quả, thì hiện nay, hầu hết bà con đều ủ phân dê hữu cơ. Phân dê hữu cơ giá trị dinh dưỡng cao giúp cây dừa bị lão hóa dần xanh tốt, ra nhiều trái.
Bình luận 0

 Hộ ông Huỳnh Văn A, ở ấp Lộc Sơn, xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) là một gương điển hình ứng dụng hiệu quả quy trình ủ phân dê hữu cơ để trồng dừa xen bưởi da xanh.

Chia sẻ về quá trình thực hành ứng dụng công nghệ mới vào chăn nuôi và trồng trọt của gia đình, ông A cho biết: Trước đây, gia đình ông chủ yếu nuôi dê và trồng dừa theo cách truyền thống với tổng diện tích canh tác rộng 18.000m2.

Chuyện lạ Bến Tre: "Cải lão hoàn đồng" vườn dừa ra cỗi bằng thứ phân từ loài vật nuôi quen mặt này - Ảnh 1.

Mô hình nuôi dê ủ phân dê hữu cơ của ông Huỳnh Văn A, xã Lộc Thuận. huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Phân dê hữu cơ bón cho dừa giúp những cây dừa trẻ hóa "cải lão hoàn đồng", cho nhiều trái. (ảnh: Thanh Hương)

 Ban đầu mang lại lợi nhuận khá, nhưng vườn dừa thu hoạch ngày càng lão hóa nên sản lượng cho trái thấp, hiệu quả mang lại không cao. 

Năm 2017, được tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân huyện Bình Đại phối hợp tổ chức và được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre hỗ trợ máy ủ phân.

Từ đó, ông A đã bàn với vợ thay đổi cách nghĩ, cách làm, học hỏi thêm kiến thức mới ứng dụng sản xuất nông nghiệp khép kín giữa chăn nuôi và trồng trọt.

Từ mô hình nuôi dê sẵn có, gồm 2 dê nái và 4 con dê con, ông đã đầu tư xây dựng hệ thống hầm ủ phân dê hữu cơ bằng xi măng kiên cố rộng 6 khối.

Cứ cách 2 tháng ủ 1 lần, ông A bón phân dê ủ cho vườn dừa 1 năm 2 lần. Đặc biệt trong quá trình chờ ủ phân dê hữu cơ, ông xử lý phân tươi của dê bằng đệm lót men vi sinh nên không tạo mùi hôi, đảm bảo môi trường sống xung quanh. 

Bên cạnh đó, ông ấp Lộc Sơn, xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) còn mạnh dạng trồng xen bưởi da xanh trong vườn dừa. Ông ầu tư hệ thống máy tưới nhỏ giọt bằng ống mềm để tưới cho vườn dừa xen bưởi da xanh, nhằm tiết kiệm chi phí, nhân công và thời gian lao động.

Với cách làm trên, đến nay sau 3 năm, chuồng dê của gia đình ông đã tăng lên 15 con, trong đó có 8 con dê nái, 1 dê nọc và 6 dê con. Vườn dừa 18.000 m2  bón phân dê hữu cơ nên được hồi phục và cho sản lượng trái cao, thu hoạch quanh năm.

Mỗi năm ông A thu hoạch hơn 10.000 trái dừa, qua đó đã giúp gia đình ông cải thiện thu nhập kinh tế. Hiện sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông có thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng từ trồng dừa và nuôi dê. 

Riêng vườn bưởi da xanh nhà ông A đang phát triển xanh tốt và chuẩn bị cho trái chiến.

Ông ấp Lộc Sơn, xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) chia sẻ: " Mặc dù quy trình sản xuất theo công nghệ khép kín nghiêm ngặt nhưng đã giúp gia đình tôi có cơ hội nắm bắt kỹ thuật mới. Ủ phân dê hữu cơ bón cho cây dừa, cây bưởi da xanh vừa tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, vừa tiết kiệm được chi phí, thời gian sản xuất và đảm bảo môi trường, cải tạo nguồn đất giúp đất trồng luôn tơi xốp...".

Nhờ ứng dụng thành công và hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, cụ thể là ủ phân dê bón cho những cây dừa già cỗi, bón cho bưởi da xanh, ông Huỳnh Văn A đã được UBND tỉnh Bến Tre tặng Bằng khen với thành tích tiêu biểu xuất sắc trong lao động, sản xuất giai đoạn 2016 - 2017 và đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền./.

 

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem