Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang diễn ra trong bối cảnh thế và lực đất nước đang đi lên, Việt Nam có nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, dù cả thế giới đang rất khó khăn vì dịch Covid-19. Để có được những thành công đó, Ngành giao thông cũng đóng vai trò rất quan trọng với những thành tựu này.

Giao thông đi trước mở đường, "ở đâu khó ở đó có giao thông", đó là những gì mà cả nhiệm kỳ XII Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể và các cán bộ của ngành giao thông đã đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta không thể phủ nhận tất cả những gì mà ngành giao thông đã tạo nên đột phá trong những năm qua.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 1.

Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, công tác phát triển hạ tầng giao thông. Bên cạnh việc đầu tư các công trình bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nhiều công trình giao thông hiện đại đã và đang được triển khai, thiết lập các tuyến vận tải kết nối khu kinh tế trọng điểm… Từ đó đóng góp vào tăng trưởng GDP của cả nước.

Ngành GTVT có 3 nhiệm vụ trụ cột: Một là phát triển và duy trì năng lực, chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông; Hai là phát triển và quản lý hiệu quả, cơ cấu cân đối thị trường vận tải; Ba là quản lý hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn. Ban Cán sự Đảng chỉ đạo công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTVT hướng đến 4 mục tiêu: An toàn - Thông suốt - Kinh tế - Thân thiện môi trường. Nền tảng để tạo nên đột phá là Thể chế. Động lực của đột phá trong giai đoạn này là khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ thi công, vật liệu mới).

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 2.

Cầu Thăng Long, Hà Nội

Dấu ấn cầu Thăng Long dịp Đại hội Đảng XIII

Trong đó, phải kể đến là dự án sửa chữa cầu Thăng Long, Hà Nội đã thi công vượt tiến độ đưa vào khai thác ngày 7/1/2021. Đây là dự án chính thức được đưa vào vận hành khai thác sau hơn 4 tháng nâng cấp sửa chữa để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Quay ngược dòng thời gian, có thể thấy cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được nghiên cứu từ năm 1972,  được bắt đầu xây dựng từ năm 1974 bởi Trung Quốc và được Liên Xô hoàn thành vào năm 1985. Cầu Thăng Long là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô. Việc cầu Thăng Long được nâng cấp sửa chữa trước khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đánh dấu mốc lịch sử cho tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn.

Đặc biệt hơn hết, để đảm bảo đúng tiến độ trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, dự án sửa chữa cầu Thăng Long được các đội ngũ khoa học, tư vấn, nhà thầu thi công trong nước thực hiện lập dự án, thiết kế, thi công, giám sát công trình.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 3.

Cầu Thăng Long, Hà Nội được sửa chữa bằng công nghệ do Việt Nam làm chủ.

Công nghệ giải pháp sửa chữa cầu Thăng long do chính Việt Nam làm chủ và các giải pháp công nghệ và sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng hiệu quả cho các công trình khác sau này. Đây cũng là tin vui đối với ngành giao thông trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Bên cạnh cầu Thăng Long, vào sáng 11/10/202, UBND TP Hà Nội cũng đã phối hợp với Bộ GTVT chính thức khánh thành công trình cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội. Dự án đã tạo nên một "bức tranh" đẹp chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Việc hoàn thành dự án sửa chữa cầu Thăng Long kết nối toàn tuyến Vành đai III TP Hà Nội, góp phần quan trọng vào lưu thông và kết nối vận tải giữa TP Hà Nội với sân bay Quốc tế Nội Bài và với các tỉnh thành trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông trong các tuyến đường cửa ngõ thủ đô Hà Nội đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán sắp tới. Đặc biệt là việc đi lại của các Đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII được thuận lợi hơn.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 4.

Dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất là công trình cấp bách.

Đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất nối tiếp thành công trước Đại hội Đảng XIII

Ngoài các dự án nêu trên, thì việc Bộ GTVT khánh thành đưa vào khai thác 2 đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất trước khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra đã tạo nên một bước đột phá đối với ngành hàng không.

Trước khi Đại hội Đảng XIII diễn ra, nhiều người đã băn khoăn lo lắng về việc đi lại và hoạt động khai thác bay tại 2 sân bay lớn nhất cả nước này. Tuy nhiên, 2 dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã để lại một thành quả tốt đẹp để chào đón Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Dự án nâng cấp, cải tạo đường băng sân bay Nội Bài có tổng mức đầu tư 2.031,6 tỷ đồng.  Dự án nâng cấp, cải tạo đường băng sân bay Nội Bài được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện trong thời gian 6 tháng, tiến hành cải tạo 3.000m đường cất hạ cánh 1B và các đường lăn nối, hệ thống thoát nước,.. Giai đoạn 2 sẽ hoàn thành các hạng mục còn lại của đường cất hạ cánh 1B và hoàn thiện đường 1A, các đường lăn nối, kết thúc trước dịp Tết nguyên đán năm 2022.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 5.

Đường băng sân bay Nội Bài hoàn thành trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Dự án nâng cấp, cải tạo đường băng Tân Sơn Nhất có tổng mức đầu tư 2.015,3 tỷ đồng được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện trong thời gian 6 tháng, tiến hành sửa chữa đường băng 25R/07L, dài 3km, rộng gần 46m; 4 đường lăn nối E1, NS1, W4, W6 cùng các công trình phụ trợ,… Giai đoạn 2, hoàn thiện sẽ hoàn thành các hạng mục còn lại, phấn đấu kết thúc trước 31/12/2021.

Tuyến đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chào mừng Đại hội Đảng XIII

Ngày 12/01/2021, Tuyến đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi cũng chính thức được khánh thánh. Dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi do Bộ GTVT là chủ đầu tư, Tổng công ty Cửu Long là đơn vị đại diện chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6.355 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 6.

Nhà thầu đang tổ chức thi công láng nhựa mặt đường tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Dự án có tổng chiều dài 51km, được chia làm 2 gói thầu thi công xây lắp gồm: CW1 nằm trên địa phận TP. Cần Thơ với chiều dài 24,17km, 11km đường gom và 13 cầu và hệ thống thoát nước; CW2 nằm trên địa phận tỉnh Kiên Giang với chiều dài 27km, có 9km đường gom và 14 cầu cùng hệ thống thoát nước.

Theo quy hoạch tổng thể, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi là đoạn thuộc trục Chơn Thành - Đất Mũi của đường Hồ Chí Minh được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 38/2004/QH11 và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 7.

Dự án hầm Hải Vân 2.

Hầm Hải Vân 2, kết nối Nam - Bắc chào mừng Đại hội Đảng XIII

Ngày 11/01/2021, Bộ GTVT phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức khánh thành Hầm đường bộ Hải Vân 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả.

Hạng mục hầm đường bộ Hải Vân thuộc dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả (hầm Cổ Mã, Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân với tổng chiều dài toàn tuyến là 31,95km). Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư ban đầu là 26.154 tỷ đồng do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư.

Ngành giao thông dấu ấn nhiệm kỳ 2016 - 2020        

Trong giai đoạn 2016-2020, Nhiệm kỳ XII người đứng đầu ngành giao thông vận tải là Đương kim Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã để lại nhiều dấu ấn trong sự thành công của Bộ GTVT.

Trong nhiệm kỳ này, Bộ GTVT đã khai thác 1.074km cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc hiện có lên 1.163km. Mạng lưới quốc lộ dài 24.598km; đã thay thế cầu yếu và đồng bộ tải trọng; tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa đạt 64%.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 8.

Bộ GTVT đã khai thác 1.074km cao tốc.

Đường sắt: Đang triển khai 4 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình đường sắt trên tuyến Bắc - Nam.

Đường thủy nội địa: Tập trung cải tạo một số tuyến tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình chỉnh trị cửa sông, kênh, âu tàu lớn và một số cảng đầu mối container kết hợp cảng cạn; động thổ Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ.

Hàng hải: Hệ thống cảng biển có năng lực thông qua khoảng 570 triệu tấn hàng hóa/năm, có khả năng đón tàu chở khách lớn nhất thế giới; phát triển hệ thống cảng cạn hỗ trợ khai thác cảng biển, phát triển logistics.

Hàng không: Nâng cấp cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; Xây mới cảng hàng không Phú Quốc, Vân Đồn, nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu hành khách/năm. Công nghệ điều hành bay hiện đại an toàn.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: “Dấu ấn” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiệm kỳ XII - Ảnh 9.

Hàng hoá tăng trưởng.

Tăng trưởng vận tải cao hơn mức tăng trưởng GDP

Sản lượng vận tải giai đoạn 2016 - 2020: Ước đạt 7.559,621 triệu tấn hàng; đạt 20.617,8 triệu lượt hành khách; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 1.431,356 triệu Tấn.km; luân chuyển hành khách ước đạt 988,981 triệu HK.km.

Từ năm 2016 - 2019 sản lượng vận tải luôn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra; vận tải hàng hóa có tốc độ tăng trưởng bình quân 11,87%/năm về khối lượng vận chuyển và 7,1%/năm về khối lượng luân chuyển. Vận tải hành khách có tốc độ tăng trưởng bình quân 11,75%/năm về khối lượng vận chuyển và 10,4%/năm về khối lượng luân chuyển. Tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Riêng năm 2020, do ảnh hưởng bất khả kháng của dịch Covid-19, sản lượng vận tải hàng hóa giảm 6,2%, vận tải hành khách giảm 29,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Nội Dung & Thiết Kế: Thế Anh

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem