Đại lý xăng dầu than bị "bóp" chiết khấu, giảm cung gần ngày điều chỉnh giá

An Linh Thứ hai, ngày 13/03/2023 11:10 AM (GMT+7)
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết họ bị đối tác là đầu mối, tổng đại lý giảm lượng cung hàng, thậm chí "bóp" chiết khấu trong thời điểm cận ngày điều chỉnh giá.
Bình luận 0

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lại kêu chiết khấu, nguồn cung

Trao đổi với PV Dân Việt, nhiều đại lý xăng dầu cho biết, mua xăng dầu ngày cận điều chỉnh giá vẫn khó khăn, một số thương nhân, tổng đại lý không cho doanh nghiệp lấy nhiều xăng trong thời điểm cận ngày điều chỉnh giá, nhất là khi xăng dầu có xu hướng tăng giá.

"Chúng tôi nhận được trả lời là lấy số lượng có hạn, vừa đủ bởi họ nói phải dành cho đại lý khác. Trong khi đó, chúng tôi biết là tổng đại lý cố tình hạn chế nguồn cung. Việc này thường diễn ra khi mà giá xăng dầu được dự đoán tăng trong thời gian điều chỉnh", bà Hoàng Minh Thu, chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nói.

Đại lý xăng dầu than bị "bóp" chiết khấu, giảm cung gần ngày điều chỉnh giá - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ than chiết khấu và nguồn cung bị đầu mối, thương nhân "bóp nghẹt" (Ảnh minh hoạ).

Thực tế, nhiều người cho rằng, việc hạn chế nguồn cung xăng dầu đã diễn ra từ lâu khi vấn đề chiết khấu 0 đồng diễn ra. Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân, tổng đại lý nhập xăng dầu giá cao, trong khi giá giảm, hoặc khi giá xăng dầu được dự đoán tăng, doanh nghiệp phân phối sẽ "ém hàng" chờ giá sau kỳ điều chỉnh mới bán ra.

"Hiện nay, doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, thương nhân dù khó khăn nhưng vẫn không khó khăn như doanh nghiệp bán lẻ. Việc tự cho quyền chiết khấu, khiến quyền lực của doanh nghiệp đầu mối, thương nhân là rất lớn, họ thích cho chiết khấu bao nhiêu là quyền của họ, gây ức chế cho doanh nghiệp bán lẻ", bà Thu cho hay.

Ngoài vấn đề giảm cung, nhiều đại lý xăng dầu than chiết khấu vẫn bị "bóp" mạnh. Theo dự đoán, giá xăng dầu điều chỉnh ngày 13/3 có thể tăng 100-700 đồng/lít (tuỳ loại), điều này khiến doanh nghiệp phân phối lại sử dụng chiêu "bóp" chiết khấu.

Đại diện doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phía Nam kể: Ban đầu khi đầu mối chiết khấu về 500-700 đồng/lít, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ai cũng nghĩ là khó khăn chung của ngành, là do dịch bệnh, hậu dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Thắng, "Khi xuất hiện tình trạng chiết khấu 0 đồng, chiết khấu âm hoặc chỉ 100-200 đồng/lít, chúng tôi bừng tỉnh cho rằng phần lợi nhuận và chi phí kinh doanh doanh nghiệp bán lẻ đáng ra được hưởng đã bị "ăn chặn" và doanh nghiệp bị đưa vào tình thế lướt sóng "chiết khấu" xăng dầu còn gian nan và sốc hơn thị trường chứng khoán".

Đại diện một doanh nghiệp xăng dầu miền Bắc cho hay, tính vận chuyển xăng dầu từ kho lên đại lý đã âm 500 đồng/lít, nhà có xe nên còn có hàng bán chứ không có xe cũng rất mệt mỏi. 

Theo ông Giang Chấn Tây, chủ doanh nghiệp xăng dầu tại Trà Vinh cho rằng: Nếu không quy định chiết khấu tối thiểu, không phân chia chi phí lưu thông và lợi nhuận định mức theo một tỷ lệ rõ ràng thì nghị định mới cần quy định sòng phẳng là giá bán buôn của doanh nghiệp đầu mối phải nhỏ hơn 95% gián bán lẻ và không được lợi dụng đưa các loại chi phí khác vào để cộng chung  với giá bán buôn lại lớn hơn giá bán lẻ. 

Thứ hai, là cho doanh nghiệp bán lẻ được nghỉ bán hàng nếu thấy kinh doanh không có lãi. Khi sòng phẳng như vậy thì khỏi cần phải lập luận quanh co là phục vụ cho người tiêu dùng, ổn định kinh tế vĩ mô chung chung thì không thuyết phục, không nhận được sự đồng tình và tôn trọng của doanh nghiệp. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem