Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng, đến thời điểm hiện tại, các bên không nên mổ xẻ trách nhiệm và đổ lỗi qua lại cho nhau vì thị trường vốn bất định. Doanh nghiệp bán lẻ không thể đổi lỗi cho doanh nghiệp nhập khẩu, cung ứng xăng dầu và ngược lại.
Việc liên tiếp thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện tại chỉ khiến thị trường khó khăn hơn. Nhà nước đừng để doanh nghiệp bị thua lỗ bởi sự can thiệp hành chính, bởi cơ chế và chính sách.
"Chúng ta cứ nói về khái niệm chiết khấu này, chiết khấu kia... Tôi nghĩ rằng thuật ngữ này không chính xác, hãy để các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối xăng dầu tự thỏa thuận với nhau về lợi ích, để họ tự phân chia lợi ích thì thị trường sẽ dần hài hòa.
Bên cạnh đó, theo ông Cung, cũng phải thừa nhận rằng những công cụ quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu hiện tại đã không còn phù hợp, mà hệ quả là sự thua lỗ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Do đó, "các doanh nghiệp cần phải ngồi lại, cùng nhau đưa ra vấn đề để hướng tới thay đổi chính sách", ông Cung nhấn mạnh.
"Tóm lại, trong bối cảnh hiện tại các bên không nên đổ lỗi cho nhau, không chia chiến tuyến, không đổ lỗi", ông Cung nói.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả (Bộ Tài chính): Vấn đề lớn nhất của thị trường hiện nay là tạo ra sự đối đầu giữa đầu mối và phân phối - bán lẻ. Cốt lõi vấn đề xăng dầu thời gian qua là xung đột lợi ích. Vấn đề này phải khắc phục ngay dù sửa hay không sửa Nghị định 83, 95.
Ông Ánh cho rằng, một vấn đề khác là chúng ta chưa đặt ra việc có muốn xây dựng một thị trường xăng dầu hay không? Có thực sự muốn hay không?
"Hiện chúng ta chỉ kinh doanh xăng dầu, chưa có thị trường xăng dầu. Vấn đề hiện nay là giá, chúng ta đang có sự lầm tưởng giữa giá và chiết khấu. Tiếp đến, vấn đề tôi quan tâm là hệ thống kinh doanh xăng dầu đã ổn chưa? Chúng ta luôn đề cập đến 3 bộ phận (đầu mối - phân phối - bán lẻ) nhưng bỏ quên lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất, chiếm 70% hệ thống.
Theo TS. Ánh, thị trường xăng dầu hiện nay chỉ nên có hai bộ phận: Đầu mối và phân phối. Nhìn nhận lại vai trò của từng bộ phận, chúng ta sẽ tư duy khác. Khi quy định về chiết khấu, vô hình chung coi bán lẻ nằm trong chuỗi của đầu mối, phụ thuộc đầu mối. Dù luật gọi là quan hệ dân sự, có thể tiếp cận nhiều đầu mối, nhưng thủ tục pháp lý phức tạp, nên thực chất vẫn là đại lý độc quyền.
"Tôi cho rằng phải đảm bảo tính độc lập của bên phân phối, không nên bàn về chiết khấu nữa, thay vào đó tạo điều kiện cho họ tiếp cận thị trường, kinh doanh trên thị trường", ông Ánh nói.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thêm quyền ra khỏi thị trường đối với bên phân phối. Doanh nghiệp lỗ thì có quyền được ra khỏi thị trường.
"Hiện nay, chúng ta không có thị trường xăng dầu vì chúng ta can thiệp rất nhiều như xác định giá cơ sở, từ đó xác định giá bán lẻ, đầu mối nắm quyền quyết định, còn lại bao nhiêu phía dưới điều chỉnh. Điều này mang tính độc quyền nhóm - chưa phù hợp với luật cạnh tranh"-ông Ánh phân tích.
Cũng lời vị chuyên gia này, "cơ quan quản lý đưa ra mức trần để các doanh nghiệp điều chỉnh cho phù hợp để cạnh tranh với nhau. Nhưng những năm qua, không ai cạnh tranh giá cả, giá trần quy định mỗi kỳ điều chỉnh được doanh nghiệp xăng dầu nghiễm nhiên cho là mức giá bán tối đa".
Theo ông Vũ Đình Ánh: Một tình trạng rất buồn là hiện nay các cơ quan điều hành đang "đá bóng" cho nhau khiến hệ thống phân phối chịu trận.
"Chúng tôi yêu cầu sửa luôn cơ quan quản lý giá xăng dầu, cụ thể hơn là Bộ Tài chính chuyển về cho Bộ Công Thương. Tôi tin Bộ Công Thương sẽ có cách điều chỉnh giá nhịp nhàng, phù hợp hơn", ông Ánh nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.