Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp đô thị để sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn

Thanh Toàn Chủ nhật, ngày 12/05/2024 09:51 AM (GMT+7)
Tham gia đào tạo nghề là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực để nông dân phát huy sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị.
Bình luận 0

Đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp

Theo UBND TP.HCM, chương trình nông nghiệp đô thị phải chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; chính sách thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn.

Công tác đào tạo nghề cần phát huy vai trò của Hội Nông dân Thành phố trong cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật, kiến thức sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ cho nông dân.

Đào tạo nghề là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực để nông dân phát huy sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Ảnh: Thanh Toàn

Đào tạo nghề là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực để nông dân phát huy sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Ảnh: Thanh Toàn

TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp, nông thôn qua đào tạo đạt trên 70%; tỷ trọng lao động nông nghiệp, nông thôn trong tổng lao động xã hội giảm còn dưới 10%; thu nhập của cư dân nông nghiệp, nông thôn tăng ít nhất 2,5-3 lần so với năm 2020.

Để được các mục tiêu này, UBND Thành phố định hướng đối tượng và nội dung đào tạo cụ thể:

Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn tập trung vào ứng dụng công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuân hoàn, nông nghiệp thông minh, sản xuất sản phẩm OCOP.

Đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị, marketing, tài chính và xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, ngành nghề sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng nông sản đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý cho các doanh nghiệp, HTX, các trung tâm tư vấn đầu tư, trung tâm khuyến nông, trung tâm chuyển giao khoa học và công nghệ về kỹ năng nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số.

Hoàn thiện và đề xuất mới cơ chế, chính sách đặc thù về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố cũng như cơ chế, chính sách hợp tác, liên kết về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với các tỉnh trong cả nước.

TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp, nông thôn qua đào tạo đạt trên 70%. Ảnh: Thanh Toàn

TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp, nông thôn qua đào tạo đạt trên 70%. Ảnh: Thanh Toàn

Tổ chức khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị và đàm phán thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập và công nghệ 4.0.

UBND Thành phố cũng đề ra giải pháp để công tác đào tạo nghề nông nghiệp gắn với việc thực hiện các chương trình đề án, dự án phát triển ngành. Đồng thời, Thành phố chú trọng đào tạo gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường; đào tạo phải đi đôi với giải quyết công ăn việc làm là chính, lồng ghép đào tạo nghề với hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác, trang trại, hội quán, đảm bảo người học chủ động trong sản xuất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem