Đề cương Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới chính là tư duy phát triển kinh tế, quan tâm tới người nghèo

Thanh Hà - Việt Phương Thứ năm, ngày 23/02/2023 07:41 AM (GMT+7)
"Đề cương Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới này chính là tư duy phát triển kinh tế và quan tâm tới người nghèo, thế nên mới có chương trình xóa đói giảm nghèo", TS Nguyễn Viết Chức chia sẻ với Dân Việt.
Bình luận 0

Đề cương Văn hóa Việt Nam giữ nguyên vẹn giá trị, sức sống trong xã hội đương đại

Chia sẻ với Dân Việt, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa – Xã hội, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, xuyên suốt đề cương Văn hóa Việt Nam trong 80 năm qua, xây dưng văn hóa, phát triển văn hóa trong đấu tranh là rất lớn. Điều này cho thấy định hướng của Đảng hoàn toàn đúng.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đề cao vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội. 80 năm qua, văn hóa đã đạt được những thành tựu to lớn, đó là cùng với toàn dân tộc đoàn kết. Văn hóa là đoàn kết, là yêu thương, đoàn kết được sức mạnh dân tộc để giành chiến thắng.

80 năm đề cương Văn hóa Việt Nam vẫn giữ được giá trị và sức sống trong xã hỗi đương đại - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Tổ Quốc

80 năm đề cương Văn hóa Việt Nam vẫn giữ được giá trị và sức sống trong xã hỗi đương đại

Theo TS Nguyễn Viết Chức, thành tựu phát triển văn hóa được dựa trên Đề cương Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới này chính là tư duy phát triển kinh tế và quan tâm tới người nghèo, thế nên mới có chương trình xóa đói giảm nghèo.

Thành tựu thứ hai là làm cho văn hóa dân tộc, tinh thần giữ gìn bản sắc, văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc được kế thừa từ lịch sử, cha ông.

"Hiện tại, thế giới không còn nhìn Việt Nam như một nước có chiến tranh mà họ nhìn Việt Nam là một quốc gia có văn hóa lâu đời, có nhiều di sản được thế giới công nhận.

Văn hóa Việt Nam vươn tầm ra thế giới để cả thế giới biết đến. Tuy nhiên theo đánh giá chủ quan của tôi, phát triển văn hóa vẫn còn những mặt hạn chế nào đó. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đã khẳng định, nghiêm khắc nhìn nhận văn hóa chưa tương xứng với chính trị, kinh tế, xã hội.

Đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế, chính vì vậy còn nhiều vấn đề đặt ra như: tham nhũng, tham ô từ của các cán bộ cũng là vấn đề văn hóa, bởi không chịu rèn luyện, không chịu nêu gương. Hay như con người bị suy thoái đạo đức, lối sống buông thả…

Tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, bạo lực đang ngày một gia tăng…chưa kể tình làng nghĩa xóm cũng đang phai mờ…Tất cả những hệ lụy này đều do sự quan tâm tới văn hóa chưa đúng mức", TS Nguyễn Viết Chức cho hay.

Theo TS Nguyễn Viết Chức, tác động của đề cương Văn hóa Việt Nam tới nghệ thuật thì tác phẩm văn học cũng nhiều, nhưng những tác phẩm đặc sắc, xuất sắc thì chưa nhiều, đó là những mặt hạn chế trong thời gian qua.

Theo tôi trong thời gian tới, hãy quan tâm tới văn hóa nhiều hơn nữa, coi văn hóa là động lực, là mục tiêu thúc đẩy kinh tế phát triển, vì vậy cần đầu tư cho văn hóa. Tôi nói đến đầu tư ở đây không chỉ là về kinh tế mà còn phải đầu tư về trí tuệ, chất xám, sự sáng tạo cho văn hóa. 

Giải pháp thứ hai cần phải đào tạo, bồi dưỡng, cân nhắc những người làm về văn hóa cho đúng mực. Cần chấm dứt ngay, bồi dưỡng, đào tạo và bổ nhiệm một cách tùy tiện cán bộ văn hóa từ cấp Trung ương cho tới địa phương. Bởi những người đảm nhiệm vai trò ở vị trí làm văn hóa tại các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ và tư tưởng hiểu về văn hóa rất quan trọng. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Yêu cầu trong bối cảnh mới là phát triển kinh tế thành quốc gia có thu nhập cao. Nhưng để đạt được những mục tiêu đó thì còn gặp nhiều khó khăn, trong đó việc phát triển văn hóa là việc quan trọng, phát triển văn hóa tức là phát triển con người. Phát triển con người là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển văn hóa".

Vẫn giữ được bản sắc văn hóa, lòng tự tôn dân tộc

80 năm đề cương Văn hóa Việt Nam vẫn giữ được giá trị và sức sống trong xã hỗi đương đại - Ảnh 2.

NSND Tống Toàn Thắng – Giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam. Ảnh: Thúy Hiền

NSND Tống Toàn Thắng – Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ với Dân Việt: " Trong bối cảnh hiện tại xây dựng và phát triển văn hóa vẫn đang đi theo định hướng của Đề cương, chính vì vậy mà văn hóa của Việt Nam vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

Đối với các nghệ sĩ, giai đoạn phát triển văn hóa trong bối cảnh hiện nay, giai đoạn hội nhập và giao thoa tiếp biến văn hóa thế giới thì các nghệ sĩ vẫn đặt lên hàng đầu là bản sắc văn hóa dân tộc, lòng tự tôn dân tộc trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Định hướng của đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, rồi đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Bác Hồ đã nói "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", là sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong chiều dài lịch sử, truyền thống.

Và trong thời điểm hiện tại, sau 80 năm đề cương Văn hóa Việt Nam ra đời, giá trị lịch sử, thực tiễn của đề cương vẫn được phát huy, đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã thể hiện văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc. Trong tư tưởng của mỗi diễn viên, cách biểu đạt, cách diễn, âm nhạc đến thoại từ đều thể hiện rất rõ lòng tự tôn dân tộc.

Điều này chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ trong bối cảnh hiện tại, khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ phát triển, thời đại của 4.0, trên các trang mạng tràn lan văn hóa nước ngoài như âm nhạc, điện ảnh, phim truyền hình nhưng chúng ta vẫn giữ được bản sắc của riêng mình.

Chúng ta vẫn giữ được văn hóa của chúng ta trong thời kỳ hội nhập mà không bị hòa tan, Đó là sự kiên định từ những nghệ sĩ diễn viên đến những người làm về văn hóa cơ quan quản lý văn hóa những người thực hành văn hóa. Đó là cốt lõi để gìn giữ văn hóa của chúng ta.

Trong những năm qua, Liên đoàn Xiếc Việt Nam luôn chủ chương rõ rệt, đó là sẽ vẫn hội nhập quốc tế bằng những vở diễn nước ngoài để phục vụ khán giả Việt Nam cũng như khán giả nước ngoài. Nhưng cũng sẽ có những vở diễn mang đậm văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam trình diễn tới khán giả để gìn giữ, lan tỏa văn hóa truyền thống, lịch sử của dân tộc mình.

Những vở diễn được lấy từ những Huyền tích lịch sử, những câu chuyện dân gian được thể hiện bằng ngôn ngữ xiếc để truyền tải văn hóa. Đó là cách tiếp cận khán giả một cách tốt nhất với nhiều đối tượng, thế hệ khán giả. Đặc biệt, khán giả xem biểu diễn, ngoài chuyện được giải trí thì còn được hiểu hơn về lịch sử, về văn hóa truyền thống.

Một sản phẩm nghệ thuật sẽ bao gồm rất nhiều nội dung, người sáng tạo thông qua đó để hướng khán giả đến giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khát vọng cống hiến".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem