Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại toạ đàm về "Phòng vệ thương mại đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam" được báo Dân Việt tổ chức mới đây, Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương khẳng định, bài học kinh nghiệm từ vụ chống bán phá giá với mật ong khá thú vị đối với ngành gỗ đang bị điều tra gỗ dán và tủ bếp.
Trong vụ việc Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá với mật ong, sau khi điều tra sơ bộ mức thuế rất cao trên 400%, nhưng kết luận cuối cùng mức thuế giảm 7 lần, dù cao nhưng các bước tiếp theo sẽ có lợi cho Việt Nam khi họ có các đợt xem xét tiếp theo.
Bài học kinh nghiệm từ vụ chống bán phá giá với mật ong khá thú vị, ngành gỗ đang bị điều tra gỗ dán và tủ bếp. Kinh nghiệm là DN Việt cần theo đổi, sát sao vụ việc. Chúng ta có nhiều cơ hội để giảm thiểu tác động của vụ việc đến DN trong các bước của doanh nghiệp.
Hoạt động điều tra đối với doanh nghiệp có thể đến 12 tháng, từ tháng 4 cho đến nay vẫn chưa có kết luận. Thậm chí, có vụ việc điều tra diễn ra gần 3 năm vẫn chưa có kết luận. Vì vậy, chúng ta cần kiên trì, không bỏ cuộc.
Thứ 2, kinh nghiệm là chúng tôi đã làm việc với hội nuôi ong, gỗ dán và tủ bếp, trước khi vụ điều tra diễn ra, chúng tôi đã gặp DN để truyền tải thông tin, việc gì cần chuẩn bị, nên làm.
Trong quá trình đó, trên cơ sở chuẩn bị ngay lập tức là có sự đồng hành của Cục PVTM với DN, Hiệp hội, cần thuê tư vấn, luật sư, việc thuê nên tiến hành như nào, tập trung từng DN đơn lẻ để làm với bên tư vấn.
Kinh nghiệm tiếp theo là, nhất quán cung cấp thông tin, có bằng chứng, lý lẽ, số liệu ủng hộ. Số liệu này xuyên suốt, là bài học ở vụ mật ong cho các ngành, lĩnh vực, sản phẩm khác. Khi cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, nếu có sự khác biệt thì phải ngay lập tức giải thích, không hề che giấu.
Sự phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý với hiệp hội, doanh nghiệp. DN phản ánh cho cơ quan, tính toán chi phí, có thể chia sẻ với cơ quan chức năng Việt Nam, để chúng tôi yêu cầu họ tính toán lại để phản ánh đúng tình hình. Nhiều vụ việc họ phải tính lại, khiến kết quả có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.
Những vấn đề gì DN cho rằng có bất hợp lý của cơ quan điều tra cần trao đổi lại với chúng tôi, để chúng tôi phản ánh lại bên nguyên đơn, trao đổi với họ để có kết quả tốt nhất.
Đó là kinh nghiệm của vụ mật ong có thể . Đối. với ngành gỗ nếu không may xảy ra thì có thể áp dụng để giảm tổn thất, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang biến động.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.