Đề xuất bỏ tử hình với 8 tội danh
Bỏ hình phạt tử hình cho gần một nửa số tội danh hiện hành là bước đi quan trọng trong hành trình cải cách pháp luật hình sự của Việt Nam.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Việc bỏ hình phạt tử hình cũng thể hiện việc Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa tư pháp theo hướng nhân đạo và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo tờ trình, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi do Bộ Công an xây dựng. Dự thảo gồm 3 phần, 26 chương, 433 điều. So với Bộ luật hiện hành đã giữ nguyên 181 điều, sửa đổi 245 điều, bổ sung 6 điều, bỏ 18 điều.
Điều đáng chú ý là trong dự thảo, Bộ Công an đề xuất bỏ tử hình đối với 8/18 tội danh (chiếm 44,44%) và thay bằng hình phạt “tù chung thân không xét giảm án”- vẫn bảo đảm cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội. Dự kiến, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025).
8 tội danh bỏ hình phạt tử hình gồm: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh (Điều 194); Vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421); Gián điệp (Điều 110); Tham ô tài sản (Điều 353); Nhận hối lộ (Điều 354).
Việt Nam hiện vẫn là nước áp dụng hình phạt tử hình (năm 2023 ít nhất 122 bản án tử hình đã được tuyên).
Theo lý giải của Bộ Công an, sau hơn 8 năm thi hành Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi lớn về mọi mặt, nên bộ luật bộc lộ nhiều vướng mắc. Đặc biệt là các quy định về hình phạt tử hình còn nhiều bất cập; các mức định lượng và loại hình phạt trong khung có mức hình phạt cao nhất là tử hình ở một số tội danh còn tương đối rộng.
Từ đó dẫn đến căn cứ để tuyên hình phạt tử hình gặp khó khăn trên thực tế. Ví dụ, các tội Sản xuất, Vận chuyển, Mua bán trái phép chất ma túy tại khoản 4 Điều 248, 250, 251 Bộ luật Hình sự hiện hành đều quy định “phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình”.
Luật hiện hành có 18 tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình, song trên thực tiễn thời gian qua cho thấy một số tội danh có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội không cần thiết phải duy trì hình phạt cao nhất. Ngoài ra, những năm qua tòa án cũng không áp dụng hình phạt tử hình với các tội: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh.
Việc Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 8 trong số 18 tội danh trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cải cách tư pháp của Việt Nam. Đề xuất này không chỉ phản ánh xu hướng toàn cầu về hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình mà còn thể hiện cam kết của Việt Nam đối với các giá trị nhân đạo và bảo vệ quyền con người. Điều này cũng phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng về tính không hiệu quả và những hệ lụy tiêu cực của án tử hình.
Việc giảm thiểu hoặc loại bỏ án tử hình dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền sống, quyền cơ bản nhất của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Mặc dù, một số quốc gia vẫn tiếp tục áp dụng án tử hình với tần suất cao. Chẳng hạn, Iran đã thực hiện ít nhất 975 vụ hành quyết trong năm 2024, tăng 17% so với năm trước đó. Tại Ả Rập Xê Út, ít nhất 338 người đã bị xử tử trong năm 2024, con số cao nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên nhiều quốc gia đã nhận ra rằng án tử hình không phải là biện pháp răn đe hiệu quả hơn so với các hình phạt khác và có thể dẫn đến những sai lầm không thể khắc phục.
Hơn nữa, việc thi hành án tử hình thường gây ra những đau khổ kéo dài cho gia đình của người bị kết án và không phù hợp với các giá trị nhân đạo. Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, tính đến cuối năm 2023, có 112 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ án tử hình trong luật pháp với mọi tội danh, cho thấy xu hướng toàn cầu hướng tới việc loại bỏ hình phạt này.
Tóm lại, việc đề xuất giảm bớt áp dụng án tử hình là một bước đi tích cực, thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc cải cách hệ thống tư pháp theo hướng nhân đạo và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
Các quốc gia đã chính thức bãi bỏ hình phạt tử hình:
- Châu Âu: Gần như toàn bộ đã bãi bỏ (Pháp bãi bỏ năm 1981; Đức bãi bỏ từ năm 1949 - Tây Đức, thống nhất 1990 vẫn giữ nguyên; Anh bãi bỏ hoàn toàn năm 1998: Ý, Tây Ban Nha, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan… đều đã bãi bỏ).
- Châu Mỹ: Canada bãi bỏ năm 1998; Mexico bãi bỏ hoàn toàn năm 2005: Argentina, Colombia, Uruguay, Chile, Costa Rica: không áp dụng tử hình. Riêng Mỹ vẫn còn áp dụng ở 27 bang, nhưng một số bang đã bãi bỏ như New York, Illinois, California (tạm hoãn), New Jersey, Colorado.
- Châu Phi: Nam Phi bãi bỏ năm 1995; Mozambique, Rwanda, Senegal, Angola đều đã bãi bỏ.
- Châu Á - Thái Bình Dương: Mông Cổ bãi bỏ năm 2017; Nepal, Campuchia, Timor Leste, Bhutan đều đã bãi bỏ. Trong khi đó Úc, New Zealand không áp dụng tử hình.
Ngoài ra có một số quốc gia chưa bao giờ áp dụng hình phạt tử hình kể từ khi lập quốc hoặc độc lập. Những quốc gia này thường là nhỏ, có truyền thống pháp trị mạnh mẽ, có nền chính trị ổn định, dân chủ gắn liền với giá trị nhân đạo và tôn trọng quyền con người từ sớm như: Iceland, Liechtenstein, San Marino, Andorra, Vatican (Thành quốc Vatican), Nauru…
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế -Amnesty International
Bỏ hình phạt tử hình cho gần một nửa số tội danh hiện hành là bước đi quan trọng trong hành trình cải cách pháp luật hình sự của Việt Nam.
"10.500 xã, phường sẽ chỉ còn 2.500 sau sáp nhập. Tháng 6, tháng 7 phải xong. Sau xã, sẽ bãi bỏ cấp huyện và sáp nhập cấp tỉnh trong tháng 9 và 10" - Những "deadline" (thời hạn) cực kỳ rõ ràng vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình chia sẻ. Và đó là deadline cho một thứ không thể gọi khác: Cuộc cách mạng tinh giản bộ máy.
Việc sở hữu và chăm sóc thú cưng có thể là nguồn vui lớn trong xã hội hiện nay. Nhưng đi kèm, đó cũng là một trách nhiệm lớn. Đối với chủ sở hữu chó mèo, vấn đề nằm ở hành vi xã hội, nhưng cần phải có sự điều chỉnh, cách hành xử phù hợp và quan điểm cân bằng từ cả các bên liên quan.
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) không phải là một “chiến dịch marketing theo mùa”. Nếu một thương hiệu thực sự quan tâm đến nữ quyền, họ sẽ minh chứng bằng những chính sách lâu dài và những hành động thực tế, thay vì chỉ dựa vào những chiến dịch quảng cáo hoành tráng ở bề nổi.
Sau bước khởi đầu của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy diễn ra hết sức nhanh chóng và quyết liệt, điều cần làm ngay khi bộ máy hành chính bỏ đi 1 cấp trung gian là cần có phương án xử lý công sản dôi dư để ngăn ngừa tình trạng thất thoát công sản.
Đã lâu lắm rồi, một ca khúc thuần Việt như Bắc Bling mới tạo được hiệu ứng thực sự trên mạng xã hội, xô đổ hàng loạt kỷ lục - thể hiện ở việc được giới chuyên môn và cộng đồng hưởng ứng nồng nhiệt, thay vì đơn thuần là những "cơn sốt" nhất thời do cộng đồng fan tạo ra, hoặc một bản hit chỉ mang tính giải trí.
Miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ Mầm non đến Trung học Phổ thông công lập hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo động lực cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đồng thời đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
Người ta nói rằng, sự “lạnh lùng, vô cảm” là bệnh nghề nghiệp của y bác sĩ, của nghề y. Rằng nếu một bác sĩ không thể vô cảm trước cảnh đau đớn, máu me, chia ly, làm sao có thể vững tay làm nghề? Nhưng tôi không tin điều đó...
Sáp nhập tỉnh là một chủ trương lớn từng được đưa ra với quyết tâm chính trị cao, tuy nhiên lại chưa phù hợp trong thời điểm đó. Trong kỷ nguyên số ngày nay, cơ hội đã chín muồi để chúng ta làm được điều mà nửa thế kỷ trước làm chưa thành công.
Tổng Bí thư nói về hình ảnh Singapore, nhưng chúng ta lại thấy thấm thía và xót xa, vì nó trúng nỗi lòng của người dân. Vì đó không chỉ là câu chuyện khám chữa bệnh, đó còn là sự tụt hậu, là vấn đề năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nếu tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc không được giải quyết, nền hành chính sẽ tiếp tục trì trệ, ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước.
Sau hơn hai tháng triển khai, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị đã đạt được những kết quả đột phá. Mặc dù vẫn còn một số thách thức, nhưng rõ ràng cách tiếp cận "vừa chạy, vừa xếp hàng" đã giúp đẩy nhanh tốc độ, tạo ra thay đổi thực chất thay vì chỉ dừng lại ở khẩu hiệu.
Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng 4 cán bộ thuộc cơ quan này vừa xin nghỉ hưu trước tuổi. Lý do, là để góp phần tạo thuận lợi cho công tác tinh gọn bộ máy. Mở ngoặc nói thêm: Thời gian nghỉ sớm là 4 năm.
Trước việc Mỹ áp thuế cao lên hàng hóa Trung Quốc, Canada và Mexico, Việt Nam cần có chiến lược dài hạn, từ chính sách nhà nước đến doanh nghiệp, để đảm bảo tăng trưởng bền vững và duy trì quan hệ tốt với Mỹ.
Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2024, khi nhắc đến con số xuất khẩu nông lâm thủy sản 62,5 tỷ USD như một thành tích ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời cảm ơn đặc biệt đến nông dân, những người bền bỉ giữ màu xanh cho đất dù trải qua nhiều giông bão.
Một người đàn ông và một người phụ nữ cùng nhau nấu ăn - đó là cảnh tượng tuyệt đẹp nói lên sự bình đẳng và trách nhiệm chung trong bếp. Nếu hình ảnh này xuất hiện ngày càng nhiều trong dịp Tết và được hưởng ứng thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có một kỳ nghỉ trọn vẹn và ý nghĩa.
Tết này, những câu chuyện xung quanh Nghị quyết 18 sẽ được trò chuyện nhiều hơn trên mâm cơm đoàn viên của mọi gia đình. Dù thuộc diện tinh gọn hay không, dù còn hay mất việc, mỗi người con đất Việt chắc chắn sẽ vẫn tin tưởng và mong đợi được nhìn thấy những đổi thay tốt đẹp, to lớn của đất nước vào một ngày không xa.
Để đất nước vươn lên mạnh giàu như ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta cần mau chóng tìm được những hướng đi cho những vùng, khu vực còn đang tụt hậu với những phương cách làm ăn kém hiệu quả.
Khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ 2 bước vào Nhà Trắng, thế giới đã dõi theo và lường đoán các thách thức mà vị Tổng thống thứ 47 của Mỹ đem lại có thể sẽ lớn hơn trong nhiệm kỳ này.
Sau bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta phải giật mình nhìn lại, vì trong lõi giá trị - sự sáng tạo và khả năng đáp ứng linh kiện, chúng ta gần như… miễn nhiễm. Giật mình vì sau những con số rất ấn tượng kia, đóng góp chuỗi giá trị chủ yếu là ở cơ bắp và mồ hôi.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 15/1 là lời cảnh tỉnh quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cảnh báo tình trạng "ngộ nhận", "tự huyễn hoặc", "tự ru mình" trước những con số trong báo cáo mà không có cái nhìn thấu đáo, phân tích một cách cặn kẽ với những số liệu đó.