Bạo lực giao thông - Từ mâu thuẫn nhỏ thành thảm kịch lớn
Thời gian gần đây, những vụ việc va chạm giao thông dẫn đến hành hung, thậm chí gây thương tích nghiêm trọng cho người khác, ngày càng trở nên phổ biến.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Các dự án trụ sở Bộ Ngoại giao, Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Thủy điện Hồi Xuân (Thanh Hóa) và Tiểu dự án-dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được xem là "có dấu hiệu lãng phí" chính thức được đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Và, trong cuộc chiến mà Tổng Bí thư Tô Lâm định danh là chống "giặc nội xâm".
Năm 2018, trên chuyến tàu số hiệu 51501 xuất phát từ Yên Viên (Hà Nội) đi Hạ Long (Quảng Ninh) chỉ có duy nhất 1 hành khách: Bà Phạm Thị Bình. Rất kỳ công, bà cụ 69 tuổi đã phải đáp chuyến tàu từ Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đến nhà ga Yên Viên từ 7 giờ tối hôm trước. Rồi ngủ đêm ngay trên hàng ghế nhà chờ, để sáng hôm sau đáp chuyến đi tiếp đến Hạ Long. Mất thêm khoảng 7-8 tiếng nữa. Lý do cho sự "kỳ công" không phải là thích hay không. Vì là bà say ô tô quá.
Năm đó, tuyến Yên Viên - Hạ Long chỉ còn 1 chuyến/tuần. Với "1 toa chở khách ghế cứng, quạt chổi than tồn tại từ những thập kỷ 80 của thế kỷ trước và 2 toa chở hàng hóa, nông sản".
Tới 2019, cũng đoàn tàu ấy, chuyến tàu ấy - và cũng với 1 hành khách duy nhất: Chị Nguyễn Thị Thu Hằng ở Ngã Tư Sở (Hà Nội). Hôm đó, hai vợ chồng cho cậu con trai đi du lịch ở Hạ Long. Chị Hằng, mang bầu tháng thứ ba, và cũng bị say xe ô tô nên một mình tách riêng. Mất 8 tiếng để đi tới Hạ Long, thời gian gấp 4 lần đi đường bộ, người phụ nữ này kiểu như lắc đầu với 2 chữ "Không ngờ".
Quảng Ninh cũng "không ngờ". Địa phương này hơn 1 lần có kiến nghị về tuyến đường sắt này khi nó vừa lãng phí vừa gây phiền toái cho dân.
Khởi công từ 2005, với tổng vốn 7.600 tỷ đồng, với tốc độ thiết kế 120km/h với tàu khách, Dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân được kỳ vọng sẽ đạt tầm quốc tế, trở thành một trong những tuyến động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tham gia kết nối vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Nhưng rồi… Rồi tàu chỉ có thể chạy với tốc độ 25km/h... Rồi chỉ còn 1 tuần/chuyến... Rồi doanh thu chỉ 2 triệu đồng mỗi chiều.
Số thu không cả đủ chi phí vận hành, chưa nói đến việc trả lương cho vài chục người vận hành ở các nhà ga trên toàn tuyến". Số tiền thu mà phóng viên một tờ báo đã kỳ công khảo sát, ước tính "mỗi chuyến phải bù lỗ tới… 95%" (?).
Rồi những người vận hành tuyến trọng điểm ấy cũng sống cảnh "chết đói" với 4 triệu lương mỗi tháng. Rồi - có khi thật may mắn, nó dừng chạy vì đại dịch Covid-19. Dừng luôn cho đến giờ.
Chúng ta có biết đó là lãng phí không?
Khi ngàn tỷ đồng ném xuống những dự án chỉ để chạy những chuyến tàu với duy nhất 1 hành khách? Ngàn tỷ đồng ném xuống 1 trụ sở 14 tầng nổi, 1 tầng hầm, cao 78,9m, diện tích xây dựng tới 16.282m2 bao năm qua cỏ cao lút đầu? Ngàn tỷ ném xuống một thủy điện mà gần 15 năm qua chưa thể hoàn thành? Ngàn tỷ ném xuống một toà nhà điều hành rồi để hoang suốt từ 2015 đến nay.
Chưa kể những đoạn đường ngàn tỷ chỉ 2,7km khởi công 10 năm chưa xong; Những bệnh viện ngàn tỷ không một bóng bệnh nhân; Những dự án ngàn tỷ thu hồi hàng ngàn ha đất bờ xôi ruộng mật của dân rồi thành nơi chăn bò nuôi cỏ dại cả chục năm…
Chỉ riêng một Nghị quyết 74/2022/QH15 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Quốc hội đã đặt ra mục tiêu giám sát đối với 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn, vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 880 dự án, công trình không/chậm đưa đất vào sử dụng.
Trong cuộc chiến chống lãng phí, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm rất cao trong những năm qua. Nhiều vụ việc đã được phanh phui, đưa ra ánh sáng, nhiều cán bộ quan chức liên đới tới những dự án lãng phí hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng cũng đã phải chịu trách nhiệm pháp lý. Nhưng cuộc chiến vẫn còn dài và phải làm liên tục, thường xuyên…
Như Tổng Bí thư Tô Lâm, trong bài viết "Chống lãng phí" đã nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức rằng đấu tranh phòng chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm". Quá xác đáng.
Khác với tham nhũng - ẩn nấp kỹ càng, "giặc nội xâm" không ở sau lưng chúng ta. "Chúng" thậm chí lừng lững ngay trước mặt, ngay trước thanh thiên bạch nhật mà bất cứ ai cũng biết, cũng thấy, cũng bức xúc. Người ta nói lãng phí còn nguy hiểm hơn tham nhũng chính vì sự công khai này. Khi sự công khai ấy không chỉ suy giảm, làm mất mát niềm tin mà giống hơn với sự thách thức.
Việc tiếp tục đưa thêm 4 dự án có dấu hiệu lãng phí ở trên vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cho thấy một chỉ dấu thể hiện quyết tâm của Đảng, bằng việc làm thật, làm cương quyết - trong cuộc chiến này.
Một cuộc chiến mà không ai mảy may nghi ngờ rằng, nhân dân sẽ nhiệt liệt ủng hộ, chắc chắn sẽ ủng hộ. Bởi suy cho cùng, sự lãng phí nào mà không phải là sự lãng phí tiền bạc của cải tài nguyên của đất nước, của nhân dân.
Thời gian gần đây, những vụ việc va chạm giao thông dẫn đến hành hung, thậm chí gây thương tích nghiêm trọng cho người khác, ngày càng trở nên phổ biến.