Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Như Dân Việt đã thông tin, "Khai thác cát biển làm đường cao tốc: Việt Nam e ngại, thế giới đã sử dụng" như một số nước trên thế giới gồm Đức, Anh, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc đã sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông.
Trước tình hình thiếu cát sông đắp nền đường, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp các Bộ ngành liên quan nghiên cứu các giải pháp vật liệu thay thế, trong đó có việc nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại các khu vực phù hợp.
Sau khi hoàn thiện các thủ tục, Bộ GTVT đã mở rộng sử dụng cát biển đắp nền đường dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau. Ngày 29/6/2024, Nhà thầu đã tổ chức khai thác và đến ngày 01/7/2024 sẽ thi công thí điểm đắp nền đường.
Dưới góc độ kỹ thuật, TS. Trần Bá Việt, Phó Chủ tịch Hội bê tông Việt Nam cho biết: "Vùng ĐBSCL là vùng có nền đất yếu bởi đây là vùng được bồi tích phù sa. Do đó, nhu cầu về khối lượng cát đắp nền đường là rất lớn. Vì vậy, quá trình thi công cần phải có biện pháp xử lý nền đất yếu, quá trình chờ lún rất lâu".
TS. Trần Bá Việt cho rằng, việc dùng cát biển là hướng đi mới và góp phần giải quyết các vấn đề về vật liệu đắp nền đường. Ngoài ra, chúng ta cần tìm ra một phương án thi công mới như sử dụng cầu cạn để giảm việc khai thác cát, không phải chờ lùn, chi phí đầu tư thấp hơn".
Cũng trao Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Nguyễn Hữu Đức, Chuyên gia giao thông đã từng có nhiều năm làm việc tại JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cho rằng: "Trong bối cảnh nguồn cát sông ngày càng thiếu hụt thì giải pháp dùng cát biển thay thế cho cát sông là phương án "chống" lại được tình trạng thiếu cát như hiện nay".
"Tuy nhiên, cát biển có một nhược điểm rất lớn đó là nồng độ mặn rất cao. Do đó, khi sử dụng cát biển cần phải có giải pháp xử lý nồng độ mặn (muối) không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh". TS. Nguyễn Hữu Đức khuyến cáo.
Theo TS. Nguyễn Hữu Đức, cát biển cần phải được xử lý triệt để độ mặn để không ảnh hưởng tới cất lượng công trình và môi trường xung quanh. Nhà thầu Việt Nam hoàn toàn có thể xử lý độ mặn của cát biển để thay thế cát sông.
Hiện nay, Bộ GTVT mới chỉ tiến hành dùng cát biển cho nền đắp có độ chặt K–95 tại các khu vực có điều kiện môi trường nhiễm mặn tương tự khu vực thử nghiệm của Dự án thí điểm, TS. Nguyễn Hữu Đức, đây là lớp nền nằm dưới cùng của một tuyến đường cao tốc, vì vậy, việc dùng cát biển có tính chất tương đương với địa chất của vùng đó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới dự án.
TS. Nguyễn Hữu Đức cho biết, lớp nền đắp K-95 đã có quy chuẩn TCVN 9436:2012 về xây dựng đường cao tốc, do đó, việc sử dụng cát biển phải đáp ứng các tiêu chuẩn này.
"Quá trình thi công đường cao tốc, phụ thuộc vào từng địa hình, địa chất của từng vùng, đơn vị thi công sẽ phải cào bóc lớp đất, bùn mặt hữu cơ. Sau đó, mới tiến hành đắp nền K-95", TS Nguyễn Hữu Đức giải thích.
TS. Nguyễn Hữu Đức cho biết thêm, độ dày của nền K-95 được đắp theo thiết kế của từng dự án, đảm bảo các tiêu chuẩn bị kỹ thuật. Với địa chất của vùng ĐBSCL, thì việc dùng cát biển cho lớp đắp nền K-95 đã được Bộ TN&MT đánh về cơ bản các chỉ tiêu cát biển vùng biển gần bờ của tỉnh Sóc Trăng đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:20122.
Dưới góc độ kinh tế, trao đổi với PV Dân Việt, TS. Trần Khắc Tâm, ĐBQH khóa 13, Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng bày tỏ: "Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cát sông thì phương án dùng cát biển cũng là một phương án rất tốt".
TS. Trần Khắc Tâm cho rằng, giao thông có vai trò là "mạch máu của tổ chức", đảm bảo lưu thông phát triển kinh tế - xã hội. Khi các công trình giao thông trọng điểm hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL.
Về vấn đề sử dụng cát biển làm cao tốc, TS. Trần Khắc Tâm nhấn mạnh: "Đây là việc làm chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Hiệu quả sử dụng cát biển chưa thể khẳng định là đáp ứng hoàn toàn 100% để thay thế hoàn toàn cát sông".
Tuy nhiên, TS. Trần Khắc Tâm vẫn bày tỏ ủng hộ phương án dùng cát biển thực hiện dự án giao thông trọng điểm và mong muốn quá trình khai thác cát biển, các đơn vị khai thác có "biện pháp, giải pháp mới, đón đầu và hiệu quả" để có thể quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác cát biển.
Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với mục tiêu đặt ra "Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, TS. Trần Khắc Tâm nhấn mạnh: "Dự án cao tốc Bắc – Nam có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, dự án chậm ngày nào, chúng ta thiệt hại kinh tế ngày đó".
"Dự án cao tốc Bắc - Nam thiếu cát dẫn tới nhiều hệ luỵ như: Giá cả vật liệu tăng cao dẫn tới đội vốn dự án; hoạt động logistics bị ngừng trệ; phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL sẽ không bắt kịp với đà phát triển của đất nước", TS. Trần Khắc Tâm nêu rõ.
Theo TS. Trần Khắc Tâm, việc sử dụng cát biển sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên tại chỗ. Qua đó, giảm được các chi phí vận chuyển cát, ngăn chặn tình trạng ép giá vật liệu, giải được "bài toán" kinh tế khi cát sông ngày càng khan hiếm, giảm được tình trạng sạt lở bờ sông.
Sáng ngày 29/6, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ban Quản ký dự án Mỹ Thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C tổ chức khởi công khai thác cát biển tại khu B1 (cách bờ biển khoảng 40km).
Nơi khai thác cát biển có tổng diện tích gần 100ha tại vùng biển tỉnh Sóc Trăng. Độ sâu được phép sử dụng đến 7,5m, độ cao được phép sử dụng đến 5m tính từ mặt nước biển.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C là đơn vị được tỉnh Sóc Trăng cấp bản xác nhận (về khu vực, công suất, khối lượng, thiết bị, kế hoạch, phương pháp) và được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao quyền sử dụng khu vực biển để thác cát biển, phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.