EVN nói gì khi các công ty điện đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng ở ngân hàng?
EVN nói gì khi các công ty điện đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng ở ngân hàng?
An Linh
Thứ tư, ngày 07/06/2023 15:01 PM (GMT+7)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo về số tiền gửi hàng chục nghìn tỷ đồng mà các công ty con đang gửi ngân hàng. Vấn đề được chú ý trong bối cảnh công ty mẹ EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, nhưng các công ty con lại đang gửi ngân hàng hàng chục nghìn tỷ đồng.
Các công ty điện của EVN có hàng chục nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng do đâu?
Báo cáo gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên), Phó trưởng Ban Công tác đại biểu, Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, EVN nói rằng, số tiền mà các công ty con của EVN gửi ngân hàng mà báo chí đề cập cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các TCT Điện lực. Chưa nói đến các khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng các khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong thời gian tới.
Theo EVN: "Số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh", văn bản nêu.
Theo EVN, các Tổng Công ty Điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho các đơn vị tín dụng, thanh toán cho các nhà cung cấp, các nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.
Trước đó, tại báo cáo tài chính của 5 doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty (TCT) Điện lực Miền Bắc, TCT Điện lực Miền Trung, TCT Điện lực Miền Nam, TCT Điện lực Hà Nội và TCT Điện lực TP.HCM đều có lợi nhuận hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Đặc biệt, lượng tiền gửi ngân hàng tại các công ty con của EVN trong năm qua lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Minh chứng là trong năm 2022, TCT Điện lực Miền Bắc có hơn 10.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng; TCT Điện lực Miền Trung có khoảng 5.000 tỷ đồng; số tiền gửi ngân hàng của TCT Điện lực Miền Nam là gần 5.500 tỷ đồng; TCT Điện lực Hà Nội có gần 5.000 tỷ đồng và TCT Điện lực TP.HCM có gần 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng.
Về mua điện từ Trung Quốc, Lào, EVN cho biết tại buổi trao đổi với một số cơ quan báo chí về tình hình cung cấp điện và một số vấn đề liên quan vào ngày 24/5/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết như sau: "Sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày. Sản lượng điện toàn quốc là trên 850 triệu kWh/ngày, riêng miền Bắc cũng là 450 triệu kWh/ngày trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỷ trọng điện nhập khẩu rất thấp, chưa tới 1,3% toàn quốc.
Những nguồn này không hẳn là thiếu mới nhập. Chúng ta đã mua điện của Trung Quốc từ năm 2005. Còn nhập khẩu điện từ Lào theo hiệp định liên Chính phủ. Chúng ta cũng bán điện sang Campuchia từ rất lâu dựa trên các hiệp định giữa các nước láng giềng với nhau".
Về khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng của EVN năm 2022, EVN cho biết, ngày 31/03/2023, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí SXKD điện năm 2022 của EVN. Theo số liệu công bố tại buổi họp báo, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện nên số lỗ tổng hợp SXKD năm 2022 của EVN là âm hơn 26.200 tỷ đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.