Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện (TMĐT) tử Metric, 6 tháng đầu năm 2024, ước tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam gồm: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop đạt khoảng 85.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023.
Shopee vẫn tiếp tục dẫn đầu với 53.740 tỷ đồng, chiếm 67,9% thị phần. Xếp thứ hai là TikTok Shop với 18.360 tỷ đồng, chiếm 23,2% thị phần. Lazada và Tiki lần lượt mang về 6.030 tỷ đồng (chiếm 7,6% thị phần) và 997 tỷ đồng (chiếm 1,3%).
Trước đó năm 2023, TikTok đã vượt mặt Lazada để trở thành nền tảng TMĐT lớn số 2 tại Việt Nam sau Shopee chỉ sau thời gian ngắn xuất hiện. Nhìn vào thị phần "miếng bánh" thương mại điện tử tại Việt Nam, Shopee có vẻ vẫn tạo khoảng cách lớn với TikTok Shop, tuy nhiên TikTok Shop hoàn toàn có thể đe dọa đối thủ.
Tuần trước, TikTok Shop cho ra mắt tính năng "Chiến dịch tiếp thị liên kết do chính nhà bán hàng khởi tạo". Tính năng này giúp nhà bán hàng có thể tiết kiệm chi phí hợp tác với các dịch vụ Agency trung gian. Đồng thời, nhà bán hàng cũng có thể tự do lựa chọn sản phẩm, đối tượng mục tiêu và điều chỉnh chiến dịch theo ý muốn.
"Nước cờ" này của TikTok Shop nhằm "phản đòn" với chính sách "cho khách hàng hủy đơn ngay cả khi đang vận chuyển từ nhà bán hàng đến trạm giao hàng của Shopee hồi tháng 6". Điều này hoàn toàn đối lập với Lazada khi sàn này chỉ cho phép người dùng hủy đơn khi gói hàng ở hai trạng thái "Đã đóng gói" và "Sẵn sàng giao".
Trong khi đó, nhận thấy mảng đồ ăn cũng đầy tiềm năng, TikTok cũng không bỏ lỡ. Trước đây và thời điểm hiện tại, ứng dụng công nghệ như Grab, Be được người dùng Việt ưa chuộng trong việc đặt đồ ăn/uống.
Dù TikTok đã đặt chân vào thị trường giao đồ ăn nhưng ở thị trường Việt Nam, ByteDance, công ty mẹ của TikTok vẫn chưa tung ra dịch vụ gọi đồ ăn. Nói như vậy không có nghĩa Grab và Be không lo lắng khi người dùng đã có thể đăng ký bán đồ ăn trên TikTok Shop.
Tệp khách hàng mua sắm trên TikTok Shop chủ yếu là Gen Z và Gen Y, có độ tuổi từ 12 đến 40 tuổi. Đây là độ tuổi có sức mua sắm online lớn và thường xuyên, họ thường bị thu hút bởi các sản phẩm mới lạ, chịu ảnh hưởng mạnh bởi KOLs và influencers uy tín và thường mua theo các xu hướng thịnh hành trên TikTok.
Ngoài ra, TikTok còn tạo điều kiện cho nhà bán hàng phát triển nhiều tuyến nội dung bán hàng như video ngắn, Livestream bán hàng, tiếp thị liên kết, hợp tác KOL review,…
Một ví dụ điển hình cho tiềm năng của bán mặt hàng đồ ăn trên TikTok Shop là Ăn cùng bà Tuyết. “Ăn cùng bà Tuyết” được lòng giới trẻ nhờ cách tiếp cận gần gũi, bắt trends nhanh và đặc biệt là minh bạch về quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Cùng với chiến lược Affiliate thông minh, kênh TikTok của Ăn vặt bà Tuyết đã kéo về hơn 1.9 triệu người theo dõi và hàng nghìn lượt chốt đơn.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, TikTok Shop hiện chỉ đơn thuần là một nền tảng và không có quy trình cung cấp một dịch vụ hoàn chỉnh như Shopee và Lazada. Hiện 2 đối thủ của TikTok đang đầu tư mạnh vào vận chuyển để giao hàng nhanh hơn từ đó tăng trải nghiệm người dùng và củng cố niềm tin của người mua lẫn người bán.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.