Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu thô khó giữ đà tăng, thị trường tranh luận "nóng"

Nguyễn Phương Thứ năm, ngày 30/03/2023 08:08 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Giá dầu đã giảm tốc khi thị trường tranh luận "nóng" về tình trạng khan hiếm nguồn cung. Giá dầu Brent lùi xa mức 79 USD/thùng.
Bình luận 0

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung tạm tăng xuống, thị trường đánh giá lại mức cân bằng và đồng USD mạnh hơn thúc tâm lý chốt lời khiến giá dầu đang trên đà đi xuống sau 3 phiên tăng giá liên tiếp.

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu giảm tốc, Brent lùi xa mức 79 USD/thùng

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 30/3 (7h55 giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 73,090 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 78,424 USD/thùng.

Trước đó, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 30/3/2023, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2023 đứng ở mức 73,04 USD/thùng, giảm 0,08 USD trong phiên. Nhưng nếu so với cùng thời điểm ngày 29/3, giá dầu WTI giao tháng 6/2023 đã giảm 0,72 USD/thùng.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2023 đứng ở mức 77,50 USD/thùng, giảm 0,09 USD trong phiên và đã giảm 0,99 USD so với cùng thời điểm ngày 29/3.

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu thô khó giữ đà tăng, thị trường tranh luận "nóng" - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu giảm tốc, Brent lùi xa mức 79 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu thô khó giữ đà tăng, thị trường tranh luận "nóng" - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu giảm tốc, Brent lùi xa mức 79 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu thô khó giữ đà tăng, thị trường tranh luận "nóng" - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu giảm tốc, Brent lùi xa mức 79 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu thô khó giữ đà tăng, thị trường tranh luận "nóng" - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu giảm tốc, Brent lùi xa mức 79 USD/thùng

Giá dầu hôm nay có xu hướng giảm chủ yếu do lo ngại về tình hình thiếu hụt nguồn cung trên thị trường hạ nhiệt sau thông tin sản lượng của Nga giảm khoảng 300.000 thùng/ngày trong 3 tuần đầu tháng 3/2023, thấp hơn đáng kể mức giảm mục tiêu 500.000 thùng/ngày.

Đồng USD mạnh hơn nhờ kỳ vọng Fed sẽ thực hiện thêm một đợt tăng lãi suất thời gian tới cũng là yếu tố khiến giá dầu hôm nay có xu hướng đi xuống.

Lo ngại thiệu hụt nguồn cung hạ nhiệt khi thị trường đánh giá lại điểm cân bằng cung – cầu dầu thô trong bối cảnh đà phục hồi, tăng trưởng kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí rơi vào suy thoái, khủng hoảng.

Nhiều chuyên gia dự báo, mặt bằng lãi suất tiếp tục được đẩy lên mức cao hơn sẽ khiến nhiều nền kinh tế sớm rơi vào suy thoái, điều này sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng tiêu thụ dầu, qua đó tác động tiêu cực đến giá dầu thô.

Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu ngày 30/3 bị kiềm chế bởi thông tin dầu thô Mỹ giảm mạnh trong tuần trước do các nhà máy tăng cường hoạt động sau kỳ bảo trì và nhập khẩu dầu thô Mỹ xuống mức thấp nhất 2 năm. 

Cụ thể, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô Mỹ đã giảm 7,5 triệu thùng trong tuần tính đến 21/3, vượt xa con số giảm 1,1 triệu thùng của tuần trước đó. 

Dự trữ xăng của Mỹ giảm 2,9 triệu thùng, thấp hơn so với mức giảm 6,4 triệu thùng tuần trước đó; dự trữ các sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng 300.000 thùng dù tuần trước đó giảm tới 3,3 triệu thùng.

Cũng theo EIA, tồn kho dầu thô của Mỹ hiện vẫn ở mức cao, đạt 473,7 triệu thùng, cao hơn 6% so với mức trung bình 5 năm cùng thời điểm này trong năm.

Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch cuối 29/3, khi giới đầu tư chốt lời sau hai phiên tăng liên tiếp.

Giới đầu tư đã tập trung mua vào suốt hai phiên trước, nên giờ đây thị trường đang cố gắng tìm kiếm sự cân bằng, với hoạt động chốt lời.

Thị trường đang chờ đợi những diễn biến rõ ràng hơn trong cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây và kế hoạch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Phiên này, đồng USD tăng lên so với rổ các đồng tiền chủ chốt, khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 21/3, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/3. 

Theo đó, tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với các mặt hàng xăng dầu như kỳ điều hành trước, cụ thể: Với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 300 đồng/lít; với dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít và dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (kỳ trước 0 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu (như kỳ trước).

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu thô khó giữ đà tăng, thị trường tranh luận "nóng" - Ảnh 5.

Trong nước, giá xăng dầu vừa đồng loạt giảm mạnh...

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 30/3 như sau: Xăng E5 RON 92: không cao hơn 22.022 đồng/lít (giảm 784 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.016 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 23.038 đồng/lít (giảm 780 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 19.302 đồng/lít (giảm 1.200 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 19.462 đồng/lít (giảm 1.253 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.479 đồng/kg (giảm 800 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 13/3/2023-21/3/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: báo cáo lạm phát của Mỹ và lo ngại về việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed); mối lo ngại về biến cố của một số ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh…; các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 13/3/2023 và kỳ điều hành ngày 21/3/2023 là: 92,242 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 4,119 USD/thùng, tương đương giảm 4,27% so với kỳ trước); 96,512 USD/thùng xăng RON 95 (giảm 3,741 USD/thùng, tương đương giảm 3,73% so với kỳ trước); 97,152 USD/thùng dầu hỏa (giảm 7,180 USD/thùng, tương đương giảm 6,88% so với kỳ trước); 96,317 USD/thùng dầu điêzen (giảm 6,828 USD/thùng, tương đương giảm 6,62% so với kỳ trước); 412,637 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 40,858 USD/tấn, tương đương giảm 9,01% so với kỳ trước).

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm bảo đảm biến động giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; tạo dư địa Quỹ BOG để điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới còn nhiều bất ổn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Mới đây, Bộ Tài chính thông tin số dư Quỹ BOG đến hết ngày 31/12/2022 là 4.617 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn 7/31 doanh nghiệp ghi nhận Quỹ BOG âm, tổng số là âm gần 695 tỷ đồng.

Quỹ BOG của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) âm hơn 513 tỷ đồng, ngược lại quỹ BOG của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã ghi nhận ở mức gần 1.986 tỷ đồng.

Tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/3, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội và cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ BOG xăng dầu.

Vì đây là một loại quỹ bình ổn giá nên phải tuân thủ nguyên tắc của Quỹ BOG, điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả thực sự có tác dụng trong mình ổn giá xăng dầu. Trường hợp không thuyết minh thuyết phục, cần phải xem xét phương án không duy trì Quỹ BOG xăng dầu.

Tính đến 15h00 ngày 21/3, Quỹ BOG xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tăng từ mức 2.290 tỷ đồng (lần điều chỉnh ngày 13/3) lên 2.367 tỷ đồng.

Trong bối cảnh giá dầu thô thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương yêu cầu đầu mối phân phối xăng dầu chia sẻ nguồn cung, điều chỉnh chiết khấu cho cửa hàng bán lẻ, tránh gây gián đoạn thị trường.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu đúng quy định, bám sát diễn biến giá thế giới. Trường hợp giá xăng dầu thế giới có biến động bất thường, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ thời điểm điều hành giá xăng dầu phù hợp.

Một thông tin mới được Bộ Công Thương đưa ra là cơ quan này đã báo cáo cấp có thẩm quyền rà soát tính toán lại các mức chi phí, gồm chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam cũng như các loại thuế, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, các chi phí sẽ được tính đúng, tính đủ, hài hoà giữa các đầu mối và các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Công Thương yêu cầu các đầu mối xăng dầu triển khai ngay việc nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương giao từ đầu năm và lượng nhập khẩu giao bổ sung ngày 24/2/2023 để đảm bảo cung cấp cho thị trường. Việc này sẽ giúp bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem