Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai. (Ảnh: Internet)
Đây là số trái phiếu trong đợt phát hành trái phiếu 600 tỷ đồng của Hoàng Anh Gia Lai vào ngày 25/8/2015, dự kiến đáo hạn vào ngày 27/12/2021 với lãi suất theo các điều kiện và điều khoản trái phiếu.
Theo đó, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã công bố thông tin mua lại trước hạn 594 tỷ đồng trái phiếu từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) để cơ cấu lại nợ. Để thực hiện thương vụ này, Hoàng Anh Gia Lai đã chi ra 625,14 tỷ đồng để mua lại số trái phiếu này, ngày thực hiện là 20/6.
Trong những năm qua, do áp lực từ các khoản nợ phải trả và chi phí lãi vay phát sinh sau mỗi kỳ kế toán, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức đã liên tục phải phát hành trái phiếu chuyển đổi nhằm cơ cấu nợ và đầu tư cho các dự án của Tập đoàn. Song nợ nần, thua lỗ vẫn liên tục “đeo bám”, khiến bầu Đức và cộng sự vất vả với bài toán tái cơ cấu doanh nghiệp.
Điển hình là trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của Hoàng Anh Gia Lai và HAGL Agrico, kiểm toán viên đều nhấn mạnh đến các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của nhóm công ty.
Cụ thể, tại HAGL, lỗ luỹ kế đến 31/12/2018 là 36,4 tỷ đồng; nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 6.568,83 tỷ đồng và vi phạm một số điều khoản của các trái phiếu. Còn tại HNG, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn 4.336,12 tỷ đồng và cũng vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.