Kinh tế nóng nhất: Dân gửi tiền ngân hàng nào có lãi cao nhất?
Kinh tế nóng nhất: Dân gửi tiền ngân hàng nào có lãi cao nhất?
N.P (tổng hợp)
Thứ tư, ngày 15/09/2021 20:41 PM (GMT+7)
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 9/2021?; Hải sản về Hà Nội với giá rẻ chưa từng có; Tăng điện than, giảm điện gió và điện mặt trời ở quy hoạch điện VIII... là những thông tin kinh tế nóng nhất hôm nay.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 9/2021?
Gửi tiết kiệm ngân hàng không còn là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều người khi lãi suất huy động liên tục được các nhà băng điều chỉnh giảm thời gian gần đây.
Theo đó, từ đầu tháng 9, lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn được điều chỉnh giảm 0,1 – 0,3% ở các NHTM lớn như MB, ACB và Techcombank,... Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Tiên Phong (TPBank) cũng giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng thêm 0,1 % xuống còn 5,3%/năm; kỳ hạn 9 tháng giảm 0,5%, từ 6,2%/năm xuống còn 5,7%/năm; kỳ hạn 18 và 36 tháng giảm 0,3%, xuống còn 6%/năm. Đối với gửi tiết kiệm trực tuyến, TPBank cũng điều chỉnh giảm ở một số kỳ hạn, mức giảm nhiều nhất tới 0,75%/năm so với hồi đầu tháng 8,…
Mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua, dao động ở 2,7 – 4,0%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 – 6,8%/năm cho kỳ hạn 6 – 12 tháng và 5,1 – 7,05%/năm cho kỳ hạn trên 12 đến 36 tháng.
Theo khảo sát, lãi suất huy động ở các kỳ hạn cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng. Cụ thể, với tiền gửi kỳ hạn 1 đến 3 tháng, lãi suất tiết kiệm tại quầy ở mức 2,5-4%. Trong đó, ngân hàng MB có lãi suất huy động thấp nhất là 2,5%/năm, GPBank là ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất ở kỳ hạn này.
Trong khi đó, với khách hàng gửi tiết kiệm online được hưởng lãi suất từ 3%/năm đến 4%/năm. SCB, PVcomBank, GPBank là những nhà băng áp dụng mức lãi suất cao nhất 4%/năm. Bên cạnh đó, khá nhiều nhà băng áp dụng mức lãi suất từ 3,7 đến 3,9%/năm, có thể kể đến như Nam Á Bank, SHB, VIB, OCB, MSB,…
Với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng, số tiền lãi khách hàng thu được dao động từ 205.000 đồng đến 328.000 đồng. Trong khi đó, số lãi thu được ở kỳ hạn 3 tháng dao động từ 739.000 đồng đến 986.000 đồng.
Với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất huy động tại quầy của các ngân hàng có sự phân hóa mạnh dao động từ 4-6,25%. Trong đó, Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank có lãi suất thấp nhất là 4%/năm, NCB và CBBank là hai ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất ở kỳ hạn này.
Với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại quầy, số tiền lãi khách hàng thu được dao động từ 1,9 triệu đồng đến 3,08 triệu đồng. Trong khi đó, khách hàng gửi tiết kiệm online được hưởng lãi suất lên tới 6,45%/năm, tương đương số lãi tối đa thu được là 3,18 triệu đồng cho khoản tiền gửi của mình.
Ở kỳ hạn 9 tháng, lãi suất huy động tại quầy dao động quanh mức 4-6,4%, cao nhất là NCB. Với khách hàng gửi tiết kiệm online lãi suất cao nhất lên tới 6,6% thuộc về ngân hàng SCB. Với mức lãi suất này, khách hàng gửi tiết kiệm 100 triệu đồng kỳ hạn 9 tháng sẽ thu được số tiền lãi dao động từ 2,9 triệu đồng đến 4,882 triệu đồng.
Đối với kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất huy động tại quầy và online dao động từ 4,85-6,8%, đứng đầu là SCB và Nam Á Bank. Với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn này, khách hàng sẽ nhận được từ 4,85 triệu đồng đến 6,8 triệu đồng.
Tại kỳ hạn 13 tháng, lãi suất huy động tại quầy quanh mức 5,1-6,7%. Trong khi đó, khách hàng gửi tiết kiệm online được hưởng lãi cao nhất lên tới 6,85%/năm. Tương đương, với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm, khách hàng sẽ nhận được số tiền lãi từ 5,525 triệu đồng đến 7,42 triệu đồng.
Kỳ hạn 18 tháng, lãi suất huy động tại quầy và online của các ngân hàng trong khoảng 5,5-6,95%. Với mức lãi suất này, khách hàng gửi tiết kiệm 100 triệu đồng sẽ thu được số tiền lãi từ 8,25 triệu đồng đến 10,425 triệu đồng.
Với kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng, các ngân hàng đưa ra mức lãi suất huy động quanh mức 5,1-7,05%. Với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng, số lãi khách hàng thu được là 10,2 triệu đồng đến 14 triệu đồng. Với kỳ hạn 36 tháng, khách hàng thu được số tiền lãi từ 15,9 triệu đồng đến 21,15 triệu đồng.
Hải sản về Hà Nội với giá rẻ chưa từng có
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các cửa hàng bán đồ hải sản tươi sống đều chuyển hết sang hình thức kinh doanh online. Tiết kiệm được chi phi cửa hàng, giá thành đầu vào rẻ nhiều chủ cửa hàng đã giảm giá cho khách hàng online.
Cá thu loại 2 miếng/kg cũng chí có giá khoảng 150.000 đồng/kg. Ảnh GĐ&XH
Cụ thể, giá ghẹ xanh loại còn sống chỉ khoảng 310.000 đồng/kg đến 350.000 đồng/kg so với thời điểm trước dịch là 450.000 đồng/kg. Giá hàu sữa đã cạy nắp cũng chỉ còn khoảng 20.000 đồng/kg. Nhiều mặt hàng khác đều giảm từ 30- 50% so với thởi điểm trước dịch.
Tôm hùm tươi sống giá chỉ từ khoảng 800.000 đồng/kg. Ảnh GĐ&XH
Tôm hùm loại 2 con/kg cũng chỉ còn khoảng 800.000 đồng/kg. Ốc hương chỉ khoảng 120.000 đồng/kg. Mực một nắng size to cũng có giá chỉ từ 150.000 đồng/kg đến 250.000 đồng/kg. Do các tỉnh có điểm du lịch hầu hết đang thực hiện giãn cách nên việc mua bán gặp không ít khó khăn nên giá thành của các loại hải sản mới rẻ đến vậy.
Hàu sữa giá cũng chỉ từ 20.000 đồng/kg. Ảnh GĐ&XH
Không chỉ các loại hải sản nội, các loại hải sản ngoại như cua King, cua Alaska cũng có giá thành giảm đáng kể. Cua King thông thường có giá trên dưới 1.400.000 đồng/kg nay chỉ còn khoảng 1.000.000 đồng/kg. Loại cua Alaska cũng có giá thành khoảng 400.000 đồng/kg.
Cá hồi Sapa cũng có giá chỉ khoảng từ 180.000 đồng/kg. Ảnh GĐ&XH
Không chỉ có hải sản mà các loại thủy sản nước ngọt cũng có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm trước dịch.
Quy hoạch điện VIII: Tăng điện than, giảm điện gió và điện mặt trời
Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch điện VIII để lấy ý kiến sau khi đã thực hiện rà soát lại theo yêu cầu tại kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, một số thông số đưa ra tại bản dự thảo mới nhất này đã có sự thay đổi so với Tờ trình 1682 mà Bộ Công Thương trình Chính phủ hồi tháng 3 năm nay.
Cụ thể, tại phương án phát triển nguồn điện sau khi rà soát, nhiệt điện than dự kiến đến năm 2030 công suất đặt vào khoảng 40.649 MW, tăng hơn 3.070 MW so với tờ trình trước.
Đến giai đoạn năm 2045, nhiệt điện than dự kiến đạt 50.699 MW, trước khi rà soát Bộ Công Thương đưa ra con số là 50.168 MW.
Trong khi đó, năng lượng điện gió chỉ còn 11.820 MW, giảm 4.190 MW; riêng điện gió ngoài khơi giảm 2.000 MW, tức là về 0 trong tờ trình điều chỉnh.
Riêng điện mặt trời giai đoạn đến năm 2030 thì giữ nguyên với mức 18.640 MW song đến giai đoạn 2045 sẽ giảm từ 55.090 MW xuống còn 51.540 MW.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.