Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2021, mức thu lệ phí làm thẻ căn cước gắn chíp được giảm 50% nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD.
15.000 đồng/thẻ CCCD
Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.
25.000 đồng/thẻ CCCD
Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
35.000 đồng/thẻ CCCD
Làm thẻ căn cước gắn chíp hết bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA) thì công dân khi đi làm CCCD gắn chíp có thể nhận lại thẻ CCCD gắn chíp mới theo một trong 2 hình thức:
Nếu công dân nhận CCCD trực tiếp tại nơi đề nghị cấp thì số tiền mà công dân phải đóng là lệ phí làm thẻ căn cước gắn chíp và không phải đóng thêm bất cứ số tiền nào khác.
Nếu công dân nhận CCCD qua đường bưu điện thì ngoài tiền lệ phí làm thẻ căn cước nêu trên thì công dân phải đóng thêm tiền phí chuyển phát. Mức thu phí sẽ tùy theo từng địa phương, tùy địa chỉ nơi công dân đăng ký nhận thẻ.
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định rõ những trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí như: Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; ...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.