So với mùa xuân, hạ, thu, mùa đông không có nhiều loại rau củ quả phong phú. Tuy nhiên, mùa đông là thời điểm loại rau này tươi ngon và bổ dưỡng nhất trong năm: Cải bó xôi.
Cải bó xôi có hàm lượng kali, carotene và vitamin K đặc biệt vượt trội. Trong 100 gam loại rau này, hàm lượng kali có thể lên tới 311 đến 558 mg, vượt trội hơn các thực phẩm có hàm lượng kali cao như chuối (338mg kali/100g chuối) và khoai tây (421mg kali/100g khoai tây).
Đồng thời, hàm lượng carotene trong loại rau này cũng rất phong phú, đạt 2920 mg/100g.
Vitamin này giúp ngăn ngừa và cải thiện những vấn đề bệnh lý về mắt: Khô mắt, loét giác mạc, đồng thời hỗ trợ tăng cường thị lực... Hàm lượng carotenoid cao trong cải bó xôi cũng có tác dụng chống lại các gốc tự do gây ung thư.
Ngoài ra, loại rau này còn là kho tàng vitamin K. Hàm lượng vitamin K trong mỗi 100 gam rau cải bó xôi cao tới 380 microgam, khiến nó trở thành “vua vitamin K” trong số các loại rau ăn lá.
Hàm lượng các vitamin A, C, K cao trong loại rau này giúp bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ suy tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
Canxi, vitamin D và K trong cải bó xôi giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh, đặc biệt, với trẻ nhỏ ăn cải bó xôi thường xuyên cũng là một cách hỗ trợ tăng chiều cao, còn với người cao tuổi, cải bó xôi giúp ngừa các bệnh về xương khớp, loãng xương.
Hàm lượng chất xơ trong cải bó xôi không hề nhỏ, theo đó, rau hỗ trợ hiệu quả trong việc kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp trị táo bón, hạn chế triệu chứng khó tiêu.
Loại rau này còn có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt giàu chất sắt, giúp bổ sung máu và giảm các triệu chứng thiếu máu.
Dưới đây là 1 số công thức chế biến rau cải bó xôi ngon.
Món ngon gợi ý: Bánh cuộn khoai mỡ, cải bó xôi
Nguyên liệu: Rau cải bó xôi, khoai mỡ, đường trắng, trứng, bột mì.
Cách làm:
- Sau khi rửa sạch rau cải bó xôi, vặt lấy lá. Chần lá rau trong nước sôi để loại bỏ axit oxalic bên trong. Sau khi nhúng rau vào nước sôi khoảng mấy chục giây, vớt rau ra khỏi nước.
- Sau đó cho rau vào máy xay thực phẩm, thêm một lượng nước thích hợp rồi xay thành nước ép rau. Nước ép rau cải bó xôi cần được lọc lấy nước sánh mịn, bỏ bã, nếu không sẽ có cặn rau.
- Sau khi lọc, đổ 200 gam nước vào tô lớn, cho trứng vào đánh đều. Sau đó đổ từng mẻ 100 gam bột mì vào, khuấy đều cho đến khi bột hết. Nếu bột chưa mịn thì lọc lại một lần, sau đó để bột nghỉ trong 15 phút.
- Khoai mỡ gọt vỏ, thái lát mỏng. Đun sôi một ít nước trong nồi rồi cho khoai mỡ đã gọt vào, hấp chín.
- Cho khoai mỡ hấp vào xay nhuyễn, thêm một lượng đường thích hợp rồi khuấy đều và đặt sang một bên. Nếu thích ngọt, bạn có thể thêm một lượng sữa đặc thích hợp.
- Quét một lớp dầu mỏng lên chảo chống dính, đổ một thìa bột vào, không bật lửa trước rồi mới lật chảo cho bột dàn đều thành hình tròn. Đậy nắp nồi và đun nhỏ lửa một lúc. Sau khi cuộn các mặt lại, lật bánh rau cải bó xôi lại và nấu trong vài chục giây.
- Sau đó cho khoai lang nghiền lên bánh rau cải bó xôi, dùng thìa dàn đều, có thể phết dày hơn một chút, thành phẩm sẽ đẹp hơn, sau đó từ từ cuộn lại, cuộn hơi chặt rồi cắt thành từng miếng. Bạn đã có miếng bánh cuộn vừa đẹp vừa ngon.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.