Lục đại kỳ tài "Long, Phụng, Mã, Quỷ, Hổ, Kỳ Lân" là những ai?

Thứ bảy, ngày 19/10/2019 06:30 AM (GMT+7)
Tam Quốc chắc chắn là một thời kỳ lịch sử với nhiều chi tiết thần thoại bí ẩn còn cần được khám phá. Thời thế tạo anh hùng, giai đoạn này xuất hiện rất nhiều kỳ nhân dị sĩ. Trong đó có 6 đại kỳ tài với xưng hiệu rất nổi bật là Long, Phụng, Mã, Quỷ, Hổ, Kỳ Lân. Vậy họ là ai?
Bình luận 0

Ngọa Long Gia Cát Lượng

img

Ngọa Long Gia Cát Lượng.

Vào thời Tam Quốc, dám lấy Long làm danh không còn ai khác ngoài Ngọa Long Tiên Sinh Gia Cát Lượng. Có lẽ Gia Cát Lượng là một nhân vật quá nổi tiếng mà ai ai cũng biết, được tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa dựng lên một hình tượng như một thánh nhân hạ phàm phò trợ Hán Thất.

Vì vậy, dù không dám nói Gia Cát Lượng là mưu sĩ số một Tam Quốc nhưng nói ông là đại mưu thần nổi tiếng nhất chắc chắn không ai có thể phản đối.

Phượng Sồ Bàng Thống

img

Phượng Sồ Bàng Thống.

Ngọa Long-Phượng Sồ được một người có thể an thiên hạ. Một nhân vật có thể tề danh với Gia Cát Lượng chắc chắn cũng là một nhân sĩ kiệt xuất hơn người, đó chính là Bàng Thống.

Bàng Thống lúc đi theo phò trợ Thục Hán, đã hiến cho Lưu Bị 3 kế sách Thượng-Trung-Hạ. Lưu Bị cuối cùng chọn Trung sách. Đại quân Lưu Bị thế như chẻ tre, chỉ tiếc rằng sự lựa chọn của Lưu Bị gián tiếp khiến Bàng Thống tử trận tại gò Lạc Phượng. Nếu Bàng Thống không phải bỏ mạng quá sớm thì thành tựu của ông có lẽ không thua kém gì Gia Cát Lượng.

Cẩm Mã Siêu

img

Cẩm Mã Siêu.

Mã Siêu còn được gọi là Cẩm Mã Siêu, vì ông thường mặc giáp bạc áo trắng và cưỡi bạch chiến mã. Mã Siêu xuất thân từ quý tộc, dáng vẻ anh tuấn, võ nghệ cao cường không thua kém Lữ Bố hay Triệu Vân.

Mã Siêu từng tại Đổng Quan suýt chút nữa giết được Tào Tháo. Tuy nhiên một năm sau lại bị Tào Tháo đánh bại, cuối cùng quy thuận dưới chướng của Lưu Bị. Mã Siêu tận trung phò trợ Lưu Bị trong vòng 7 năm, giúp Lưu Bị công chiếm Ích Châu, Hán Trung và được liệt vào hàng Ngũ Hổ Thượng Tướng trong quân đội Thục Hán.

Quỷ Tài Quách Gia

img

Quỷ Tài Quách Gia.

Quách Gia tự Phụng Hiếu, là một thiên tài mưu lược trứ danh dưới chướng Tào Tháo thời cuối Đông Hán, được thế nhân gọi là "Quỷ Tài Quách Gia".

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quách Gia gần như kế thừa hình ảnh của ông trong lịch sử, thường phân tích thấu triệt cục diện các cuộc đại chiến, có những đánh giá nhạy bén mà chuẩn xác về các nhân vật thời sự. Thập thắng thập bại luận, Ngôn trung bá vương hoăng, Hổ lang dụ Huyền Đức hay Di kế định Liêu Đông đều đã là trở thành những giai thoại nổi tiếng thời Tam Quốc.

Quách Gia chỉ trong 10 ngày đã phát hiện ra Viên Thiệu là người do dự thiếu quyết đoán, không giỏi dùng người, khó thành đại nghiệp. Đáng tiếc rằng thiên tài đoản mệnh, Quách Gia qua đời khi chỉ mới 38 tuổi khiến Tào Tháo thực sự rất đau xót. Khi nhận thất bại ở trận Xích Bích, Tào Tháo đã than rằng: "Quách Phụng Hiếu ở đây, ta đâu đến nỗi này".

Tôn Phá Hổ Tôn Kiên

img

Tôn Kiên.

Hổ ở đây chính là chỉ Mãnh hổ Giang Đông-Tôn Kiên, hay còn được gọi là Tôn Phá Hổ. Tôn Kiên xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn đầu quân nương tựa Viên Thuật và là người đặt những nền móng cơ bản để hình thành Ngô Quốc.

Tuy nhiên Tôn Kiên đích thực là một kỳ tài võ nghệ. Tương truyền theo chính sử, Tôn Kiên chính là người duy nhất hoàn toàn đả bài võ tướng Lữ Bố trứ danh thời Tam Quốc. Tôn Kiên một lòng tận trung với Hán Thất, bình định dẹp loạn các nơi, nhưng các lộ chư hầu lại không ra tay giúp đỡ cho ông, vì vậy mà Tôn Kiên không đạt được nhiều thành tựu lớn. Tôn Kiên trong lúc thảo phạt Lưu Biểu thì bị mai phục, trúng tên mà tử trận.

Kỳ Lân Khương Duy

img

Kỳ Lân Khương Duy.

Khương Duy ban đầu hết mực trung thành với Tào Ngụy. Tuy nhiên trong khi gặp phải Gia Cát Lượng tiến quân phạt Bắc, quận huyện khắp nơi ra sức chống đỡ Thục quân, Khương Duy lại bị Mã Tuân nghi ngờ có ý đồ mưa phản, vì thế ông bỏ chạy về Thượng Khuê.

Tin Khương Duy tạo phản được truyền đến các thượng bộ của Thượng Khuê, vì thế Khương Duy tiếp tục phải chạy đến huyện Cách Bích nhưng vẫn không thể vào được thành. Khương Duy có thể nói là bị bức ép đến bước đường cùng nên mới quy phục Gia Cát Lượng.

Trước đó Khương Duy từng phục kích thành công Triệu Vân, được Triệu Vân hết lời tán dương trước mặt Gia Cát Lượng. Bằng tài năng và sự trung nghĩa của mình, Khương Duy sau rất được Gia Cát Lượng tin tưởng trọng dụng. Trước khi Gia Cát Lượng qua đời đã bổ nhiệm ông là Trấn Tây đại tướng quân, nhiều lần dẫn quân phạt Bắc, dành được rất nhiều thắng lợi.

Tiếc rằng Khương Duy trước sau luôn bị đại thần trong triều chèn ép, vì tự bảo vệ mình mà rời khỏi Thành Đô. Khi Tư Mã Chiêu thảo phạt nhà Thục, Khương Duy hết cách chống đỡ, Lưu Thiện đầu hàng, Khương Duy sau cũng bị giết.

Hoa Anh Thịnh (Đời Sống & Pháp Luật)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem