Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiều ngày 9/11, hàng nghìn người có mặt tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Đại lộ Thăng Long, Hà Nội) để tham quan, vui chơi sau khi nơi này mở cửa trở lại. Nhiều thời điểm các lối đi lại chật ních người, di chuyển chậm và rất khó để trải nghiệm.
Chiều ngày 9/11, hàng nghìn người tới tham quan bảo tàng, khu vực phía ngoài Đại lộ Thăng Long bị ùn ứ. Do là ngày cuối tuần, nên lượng khách tăng đột biến.
Du khách chủ yếu là các học sinh, sinh viên thuộc các trường học trên địa bàn TP.Hà Nội, ngoài ra còn có nhiều du khách đến từ các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ, như 3D mapping hay phim 3D để phục vụ du khách.
Tuy rất đông người đến tham quan, vui chơi, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn tìm được những góc check-in ấn tượng để "khoe" trên các nền tảng mạng xã hội. Đi một vòng bảo tàng có thể thấy nơi đây được thiết kế với những đường nét kiến trúc hiện đại, màu sắc tối giản, hài hòa với ánh sáng tự nhiên.
Hiện bảo tàng miễn phí vé vào đến hết năm 2024 và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hiện mới chỉ phục vụ du khách tại tầng 1. Giai đoạn 1, bảo tàng đang trưng bày 6 chủ đề theo tiến trình lịch sử từ buổi đầu dựng nước và giữ nước cho đến thời kỳ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến ngày nay.
Nhiều bạn trẻ, em nhỏ sờ tận tay hiện vật. Tuy nhiên việc này vô tình làm ảnh hưởng tới tuổi thọ, chất lượng của các hiện vật. Cán bộ bảo tàng thường xuyên phát loa thông báo "không sờ hiện vật", nhưng không ngăn nổi dòng người hiếu kỳ.
Hiện bảo tàng đang triển khai phần mềm thuyết minh tự động, không cần hướng dẫn viên. Khách tham quan sẽ sử dụng một phương tiện có thể nghe được toàn bộ những phần thuyết minh cũng như các thông tin về tài liệu, hiện vật được trưng bày.
Các bạn trẻ tạo dáng, check-in tại phân khu trưng bày chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 và phân khu Đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.