Mua cây cảnh về chưng Tết, cẩn thận 4 điều để tránh xui xẻo, thất thoát tài lộc vào năm mới
Mua cây cảnh về chưng Tết, cẩn thận 4 điều để tránh xui xẻo, thất thoát tài lộc vào năm mới
Diệp Diệp
Thứ năm, ngày 19/01/2023 06:21 AM (GMT+7)
Theo phong thủy, việc chưng các cây cảnh xanh tươi, loài hoa rực rỡ trong nhà vào dịp Tết sẽ giúp cho gia đình vượng khí, làm ăn phát đạt, sức khỏe thịnh vượng...
Năm mới Quý Mão sắp đến, nhiều người thích mua cây cảnh, hoa lá về bày để ngôi nhà tràn không khí Tết.
Tuy nhiên, hầu hết các loại hoa và cây cảnh trồng trong chậu được bán vào mùa đông đều được trồng trong nhà kính. Nhiều loại hoa dễ gặp các vấn đề khiến việc chăm sóc khó khăn, dễ bị chết ngay sau khi mua về.
Theo phong thủy, việc chưng các cây cảnh xanh tươi, loài hoa rực rỡ trong nhà vào dịp Tết sẽ giúp cho gia đình vượng khí, làm ăn phát đạt, sức khỏe thịnh vượng...
Tuy nhiên, nếu các cây cảnh trong nhà bị khô héo, thối rễ, vàng lá và chết ngay trong Tết hoặc đầu năm mới thì lại không tốt.
Trong phong thủy, những cây cảnh héo úa, thiếu sức sống sẽ tượng trưng cho sự "suy tàn và mục nát". Nếu đặt chúng trong nhà, chúng không những xấu mà còn kém may mắn, khiến gia đình mất lộc, sa sút.
Vì vậy, khi mua cây cảnh về chưng bày vào dịp tết bạn cần phải làm 4 điều này.
Để tiết kiệm chi phí người bán hoa sẽ sử dụng chậu hoa nhựa giá rất rẻ để trồng hoa. Nhiều người cho rằng những chậu hoa như vậy quá xấu xí.
Để chúng đẹp hơn khi bày ở nhà, người mua hoa thường nóng lòng muốn thay cho cây những chậu đẹp đẽ, sang chảnh hơn.
Tuy nhiên, khi bạn thay chậu, dù bạn có khéo đến đâu thì cũng ít nhiều làm tổn thương một phần bộ rễ của cây cảnh.
Sau khi bộ rễ bị tổn thương cần tiêu tốn nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng để chữa lành vết thương và mọc rễ mới. Cây cảnh bị thương sẽ dễ bị rụng hoa do không đủ chất dinh dưỡng, cây lá cũng sẽ kém sức sống do bị hư rễ, ảnh hưởng đến làm cảnh trong dịp Tết.
Do đó, khi mua cay cảnh về, bạn không nên thay chậu ngay. Nếu bạn nghĩ rằng chậu cây ban đầu quá xấu, bạn có thể chuẩn bị một chậu cây đẹp hơn và "chòng" chúng ra bên ngoài chậu cũ.
Điều này sẽ không làm hỏng hệ thống gốc, cũng như không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài. Chờ cho đến khi nhiệt độ ấm lên vào mùa xuân bạn hãy thay chậu cho cây cảnh.
2. Nhiệt độ trong nhà không được quá thấp
Một số người mua cây cảnh ở chợ về nhà trồng được vài ngày thì cây bị héo lá, rụng lá, hoa éo và cành mềm nhũn. Điều này chủ yếu là do nhiệt độ trong nhà quá thấp, hoa và cây cảnh không thể thích ứng với nó.
Đó là vì hầu hết các loài thực vật có hoa mà chúng ta mua vào mùa đông, chẳng hạn như lan hồ điệp, lan quân tử, thủy tiên vàng... đều cần môi trường ấm hơn.
Nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp, hoa và cây cảnh sẽ bị kích thích khi nhiệt độ đột ngột giảm xuống thấp hơn và sẽ xảy ra nhiều vấn đề khác nhau.
Nếu bạn muốn đặt hoa và cây cảnh trong nhà vào mùa đông, môi trường trong nhà phải đủ ấm. Đối với các loại hoa thông thường như hoa thuỷ tiên vàng, hoa sống đời, hoa dạ yến thảo, nhiệt độ trong nhà nên giữ trên 10 độ C.
Đối với các loài hoa nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới như lan hồ điệp và hồng môn, nhiệt độ trong nhà tốt nhất nên giữ trên 15 độ C.
Nếu nhiệt độ quá thấp, nhiều cây cảnh sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông hoặc bán ngủ đông. Tuy không chết nhưng tình trạng của cây cảnh sẽ rất xấu, hoa nhanh héo. Chỉ khi thời tiết ấm lên thì chúng mới phát triển và nở hoa bình thường.
3. Không để cây cảnh ở gần các thiết bị sưởi ấm
Hầu như gia đình nào cũng sẽ có những thiết bị sưởi ấm như máy sưởi, điều hòa vào mùa đông. Hệ thống sưởi và điều hòa không khí cũng làm khô không khí xung quanh trong quá trình tản nhiệt.
Nếu hoa và cây cảnh mới mua về nhà vào mùa đông được đặt quá gần lò sưởi hoặc đối diện với cửa thoát gió của máy điều hòa, không khí nóng sẽ tiếp tục thổi vào lá và hoa.
Như vậy lâu dần sẽ khiến lá và cánh hoa bị khô nước, đồng thời sau đó từ từ chuyển sang màu vàng, héo úa, rụng. Theo thời gian, cây cảnh thậm chí còn bị khô cành và rễ, khiến cây cảnh bị chết.
Do đó, vị trí đặt những chậu cây cảnh trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán rất quan trọng. Cay cảnh không được đặt quá gần các thiết bị sưởi ấm như bộ tản nhiệt, cũng như không được đối diện với cửa thoát khí của máy điều hòa.
Nếu trong nhà có hệ thống sưởi dưới sàn, nên đặt cây cảnh trên bậu cửa sổ, mặt bàn... cố gắng không đặt trên sàn nhà.
4. Đừng tưới quá nhiều nước cho cây cảnh
Những chậu cây cảnh trong nhà đang chết dần vào mùa đông, phần lớn là do gia chủ không nắm vững tần suất tưới và tưới quá nhiều.
Không giống như các mùa khác, nhiệt độ vào mùa đông tương đối thấp và tốc độ bay hơi của nước tương đối chậm.
Sau khi tưới cây cảnh ở nhiệt độ thấp, nước không thể bay hơi trong nhiều ngày. Nếu chúng ta vẫn tưới nước thường xuyên như các mùa khác sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tích nước quá mức trong đất.
Một lượng lớn nước tích tụ trong chậu cây cảnh, cản trở quá trình hô hấp và sinh trưởng bình thường của bộ rễ, từ từ khiến bộ rễ bị thối rữa và cây cảnh có thể chết.
Do đó, bạn cần hạn chế tối đa việc tưới cây cảnh trong nhà vào mùa đông, đặc biệt là những cây mới mua từ chợ hoa và chưa kịp thích nghi với môi trường mới.
Hầu hết các loại hoa, cây cảnh đều cần kiểm soát tưới nước hợp lý vào mùa đông. Bạn phải để đất khô rồi mới tưới, như vậy mới giúp cây cảnh sống tốt và xanh tốt, giúp bạn thu hút tài lộc vào năm mới.
Đừng để những cây cảnh chết vào đầu năm mới, đó là dấu hiệu không may mắn, bạn sẽ không thích như vậy đâu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.