Sau Tết Nguyên đán thường là thời điểm các hãng tung ra các chương trình giảm giá mạnh nhằm kích cầu mua sắm mạnh nhất và là thời điểm mua bán xe chậm nhất và đáng sợ nhất của các showroom bán xe chính hãng.
Đó là suy nghĩ của những khách hàng nhưng theo kinh nghiệm của các chuyên gia, mua xe sau Tết lại chính là thời điểm nhạy cảm nhất trong năm vì các hãng đồng loạt đưa xe mới về ra mắt, nhân viên kinh doanh muốn tăng số lượng bán hàng trong những người cuối năm và quan trọng nhất là khi xe đăng ký sẽ qua năm 2020 bớt bị ảnh hưởng lỗ một đời xe, dù là các xe sản xuất và được nhập về năm ngoái.
Chốt xe, tìm hiểu chính sách về giá cả và các chương trình khuyến mãi
Trong giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất vì hiện nay trong tầm giá thường có rất nhiều sự lựa chọn đến từ các thương hiệu Nhật, Hàn và cao cấp có các hãng từ Anh, Đức. Vì thế bạn phải chốt một chiếc xe sedan hoặc SUV phù hợp với túi tiền với nhu cầu của mình và gia đình.
Giá cả trên các phương tiện truyền thông thường là giá niêm yết và showroom xe luôn có mức giá bán chênh lệch từ 10 đến vài chục triệu đồng. Bạn nên khảo sát giá trước khi đưa ra quyết định mua xe, đây là một việc cần và đưa lên ưu tiên hàng đầu. Bạn nên chủ động gọi cho các nhân viên kinh doanh để có mức giá gần với giá thực tế nhất.
Sau khi khảo giá, bạn hãy “chốt” chiếc xe muốn mua và thể hiện quyết tâm mua như đặt tiền cọc nếu đại lý cần, thậm chí trả hết tiền nếu được giá. Khi đó, “tiếng nói” của bạn trong việc đòi hỏi một mức giá ổn thỏa là có.
Sau đó, bạn nên mạnh dạn yêu cầu đại lý cung cấp đầy đủ các khuyến mãi dành cho sản phẩm và thậm chí “xin” thêm vài món. Với người lần đầu mua xe nên đi cùng người đã kinh nghiệm mua xe để có thể nói chuyện với nhân viên kinh doanh được tốt nhất. Đối với những chiếc xe mới, thường được tặng thêm hoặc trang bị những món đồ như lót sàn, khăn lau xe, gối tựa đầu hay thậm chí là phim cách nhiệt.
Nên chủ động lái thử xe trước khi xuống tiền
Hiện nay, hầu hết các đại lý đều chuẩn bị lượng xe mẫu (demo) cho khách hàng trực tiếp lái thử xe. Đây là việc hết sức quan trọng bởi vì đây chính là cảm nhận thực tế của bạn đối với chiếc xe bạn sẽ mua. Dù bạn có xem bao nhiêu clip trên mạng, có đọc bao nhiêu bài báo và có nghe bao lời khen chê từ bạn bè, người thân.
Vì chính bạn là người sẽ sở hữu xe, chứ không phải là người thân hay bạn bè. Và bạn là người trực tiếp sử dụng chiếc xe đó hằng ngày. Nên bạn phải thử xem khi lái chiếc xe này, mình có hài lòng không, có cảm thấy thoải mái không hơn là việc nghe nói trên clip và xem qua phần ngoài xe.
Bên cạnh đó, việc lái thử xe với nhân viên bán hàng, nhân viên kỹ thuật của đại lý đi kèm là điều có lợi. Theo đó, họ sẽ là những người đầu tiên hướng dẫn bạn làm quen với xe cũng như những chức năng trên xe. Bạn hãy học sử dụng những chức năng này thay vì mua xe về và phải.. “mò” từ từ.
Tìm hiểu thêm về cách thức đăng ký các thủ tục cho xe
Thông thường, khách mua xe sẽ được đại lý báo luôn chi phí đăng ký ban đầu cho chiếc xe như: phí trước bạ, phí biển số, phí bảo trì đường bộ, phí đăng kiểm, bảo hiểm dân sự... Những loại phí này tất cả đều có biên lai, biên nhận nhưng còn một chi phí khác là chi phí đi lại thì sẽ không có biên lai, đó là “công” của nhân viên bán hàng.
Còn một chi phí khá “trời ơi” mà nhân viên bán hàng có thể báo với bạn là phí... “cà số khung, số máy”. Nếu bạn không thể làm điều này, ở các trạm đăng ký xe, bạn sẽ phải nhờ đến “cò” và số tiền đó cũng không có một mức cụ thể.
Chính vì vậy, nếu có đủ thời gian và muốn tiết kiệm, bạn hãy tự đi đăng ký cho chiếc xe của mình. Nếu không có thời gian hoặc muốn “nhanh gọn”, hãy giao việc đó cho nhân viên bán hàng, họ sẽ thành thục hơn, nhanh hơn và số tiền “boa” cho họ là tùy vào bạn.
Trên trang cộng đồng Xpander Việt Nam vừa chia sẻ hình ảnh chiếc Xpander đeo biển số thành phố Cần Thơ 65A – 222.22 rao bán...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.