Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Nguyễn Văn Đức (Đắk Lắk) cho biết: "Vấn đề công tác dự báo diễn biến dịch có vai trò quyết định tới biện pháp phòng ngừa. Bộ Y tế dự báo diễn biến dịch đến hết năm 2022 như thế nào?".
Ông Đức cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chậm tham mưu triển khai chiến lược vắc xin? Giải pháp gì để việc tiêm vắc xin công bằng?
Trả lời câu hỏi của ĐB, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, vấn đề dự báo Covid rất khó khăn. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới chưa có dự báo mang tính dài hạn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chỉ cảnh báo dịch bệnh không thể kết thúc trong năm 2022, mà hy vọng đến năm 2023, Covid-19 trở thành bệnh tương tự như cúm mùa. Một số nước đưa ra dự báo ngắn hạn, bởi đại dịch lần này liên tục có biến chủng.
"Trong báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội và báo cáo gửi Trung ương, chúng tôi đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại trong dự báo tình hình ở các địa phương chưa đúng, chưa sát thực tế, trong đó có cả đơn vị ở Trung ương. Thời gian tới, Bộ sẽ làm việc với WHO để có dự báo về tình hình dịch bệnh", ông Long nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ nay đến cuối năm và năm 2022, khi cả nước chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, thì dịch bệnh có dấu hiệu tăng trở lại ở một số địa phương. Vì vậy, Chính phủ và Bộ Y tế liên tục chỉ đạo địa phương tăng cường ứng phó.
"Từ nay đến cuối năm dịch vẫn diễn biến phức tạp nhưng có một số nơi, một số người dân đã không áp dụng biện pháp theo khuyến cáo của cơ quan y tế như 5K.
Có một số nguyên nhân khác là miền Bắc vào mùa lạnh, dịp Tết có nhiều hoạt động đông người, nên chúng tôi quan ngại về việc này. Do đó, các địa phương phải tăng phủ vắc xin để giảm ca mắc và tử vong", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khuyến cáo.
Ông Long nhấn mạnh: Chiến lược vắc xin của Việt Nam đã triển khai thành công. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Việt Nam đã triển khai đồng bộ, thành công chiến lược vắc xin trên các khía cạnh như mua, nhập khẩu vắc xin. Việt Nam đã có hợp đồng, thỏa thuận gần 200 triệu liều vắc xin và có thể tăng lên.
"Việt Nam cũng đã thúc đẩy ngoại giao vắc xin để tăng lượng vắc xin về nhanh nhất, nhiều nhất. Các đơn vị trong nước cũng đang triển khai tự chủ vắc xin thông qua nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Tới đây vắc xin trong nước có khả năng được cấp phép.
Chiến dịch tiêm chủng đã được tổ chức ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay; cả nước đã tiêm được 94 triêu người", ông Long nói.
Về phân bổ vắc xin, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay: Dựa trên Nghị quyết 21 của Chính phủ về phân bổ, theo tình hình dịch tại địa bàn, yếu tố nguy cơ. Theo Nghị quyết 128, các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi 1; đồng thời tiêm trả mũi 2. Việt Nam đảm bảo đủ cho người dân tiêm đủ 2 mũi cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên; đảm bảo đủ vắc xin để tiêm cho cho người dân từ 12 tuổi trở lên. Cuối năm nay mới có kế hoạch tiêm mũi 3.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương phải theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế. Bởi có địa bàn nóng thì vẫn phải dồn vắc xin cho địa bàn đó.