Đại biểu Quốc hội đề nghị đẩy mạnh phát triển BHXH tự nguyện

PV Thứ tư, ngày 10/11/2021 06:11 AM (GMT+7)
Tại phiên thảo luận về lĩnh vực kinh tế- xã hội và công tác phòng, chống dịch ngày 9/11, đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng cho rằng cần đẩy mạnh phát triển BHXH tự nguyện và có giải pháp căn cơ để hạn chế mức thấp nhất đối tượng BHXH một lần
Bình luận 0

Thảo luận về lĩnh vực kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN) và công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 9/11, đại biểu Quốc hội (QH) cho rằng, công tác đảm bảo an sinh xã hội vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, tỷ lệ bao phủ BHXH chưa cao trong lực lượng lao động; tình trạng chậm đóng BHXH và hưởng BHXH một lần có chiều hướng gia tăng…

Đồng tình báo cáo Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng, với sự phát triển toàn diện của đất nước, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội. Điều này càng thể hiện rõ trong đại dịch hiện nay. 

Tuy nhiên, công tác đảm bảo an sinh xã hội vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, đó là tỷ lệ bao phủ BHXH mới đạt khoảng 35- 36% lực lượng lao động trong độ tuổi; BH thất nghiệp đạt khoảng 28- 29%, còn thấp, số nợ, chậm đóng BHXH tiếp tục gia tăng. Đặc biệt, đối tượng hưởng chế độ BHXH một lần năm 2020 tăng 6,65% so với năm 2019. 

Đại biểu Quốc hội đề nghị đẩy mạnh phát triển BHXH tự nguyện - Ảnh 1.

Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT cho người dân tại Hà Tĩnh (Ảnh chụp trước dịch Covid-19. BHXH Hà Tĩnh)

“Con số này có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Mặt khác, hiện nay còn khoảng 9% dân số chưa tham gia BHYT là một khoảng trống trong công tác chăm sóc sức khỏe đối với người dân hiện nay”- bà Mai khẳng định.

Theo bà Mai, Chính phủ cần có giải pháp toàn diện, nâng cao năng lực quốc gia về ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, nhất là đầu tư nguồn lực, nâng cao năng lực ứng phó cho cơ sở và từ cơ sở một cách kịp thời để nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế, bất cập để tạo hành lang pháp lý đầy đủ nhất có thể cho lĩnh vực an sinh xã hội. 

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, công tác kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ việc thực hiện các chính sách pháp luật về lĩnh vực an sinh xã hội và để đảm bảo rằng các nguồn lực cho lĩnh vực này được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. 

“Phát triển hệ thống đảm bảo đồng bộ, BHXH tiến bộ, đẩy mạnh phát triển BHXH tự nguyện và có giải pháp căn cơ để hạn chế mức thấp nhất đối tượng BHXH một lần. Xử lý mạnh để hạn chế tối đa nợ đọng BHXH, BHYT kéo dài. Thúc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình an sinh xã hội” bà Mai đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) cũng nhận định, BHXH, BHYT là những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực đối với sự phát triển đất nước. 

Quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cùng với việc thanh toán, hỗ trợ các hạng mục chính sách tương ứng còn được tích để đầu tư. Do vậy, hoạt động đầu tư từ các quỹ đó cần được ban hành cơ chế tài chính và chi phí quản lý nhằm nâng cao hiệu quả bảo toàn, phát triển và tính minh bạch.

Trước khi dịch xảy ra, tình trạng vượt tổng mức thanh toán khám chữa bệnh BHYT so với Chính phủ giao ở một số địa phương, nhất là các địa phương tập trung các cơ sở khám chữa bệnh lớn của trung ương. Do vậy, Chính phủ cần nghiên cứu nâng mức đóng BHYT vì mức đóng BHYT đang áp dụng là 4,5%. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem