Nhờ rác thải nhà bếp, mẹ 8X "phủ xanh" sân thượng, rau củ quả ăn không hết

Mộc Thứ tư, ngày 29/09/2021 08:26 AM (GMT+7)
Tận dụng nước vo gạo, vỏ rau củ, chuối, trứng dập vỡ.., chị Thắm mang ủ để tưới cho rau, tạo biến sân thượng thành khu vườn quanh năm xanh mướt, trĩu trịt rau củ quả.
Bình luận 0

Nông dân sân thượng " bật mí" vốn không biết gì về trồng trọt

Ngắm vườn rau, củ quả xanh mướt mát trên sân thượng tầng 3 của chị Đỗ Thị Thắm ( 31 tuổi, Hưng Hà, Thái Bình), nhiều người phải bất ngờ khi biết rằng cách đây 5 năm chị  từng "không biết gì về trồng trọt".

Chị Thắm chia sẻ cơ duyên đến với việc làm vườn: "Từ một người 26 năm chưa biết trồng cây, sau một thời gian thích lấy đất về nghịch đã trồng được gần hết các loại cây phù hợp với khí hậu miền Bắc. Cơ duyên là con của mình xem tivi thấy quả dâu tây vô cùng đẹp mắt.

d - Ảnh 1.

Vườn rau trên sân thượng nhà chị Thắm quanh năm năng suất, tốt tươi.

Con mình nói thích ăn nên mình quyết định trồng để thu hoạch trái dành cho con, vừa giúp bé yêu thiên nhiên, học cách chăm cây vừa có quả để con thưởng thức ngay sau khi hái. Lúc đầu, mình nghĩ trồng cây đơn giản, chỉ cần lấy cây, trồng xuống đất rồi bón phân là xong. 

Tuy nhiên, cây không lên nổi, bón phân nhiều cây chết. Sau đó, mình tìm hiểu mới biết trồng cây trong chậu cần trộn đất cho tơi xốp, giữ đủ ẩm, thoát nước tốt và bón phân theo liều lượng định kỳ, cây mới phát triển nhanh được",  chị Thắm nói về bài học lúc đầu khi trồng cây.

d - Ảnh 2.

Chị trồng các loại dưa: dua hấu, dưa lưới, dưa đốm... đều cho quả trĩu cành.

Sau thời gian tự mày mò học hỏi, tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm trồng cây, chị Thắm dọn dẹp sân thượng có diện tích 50 m2. Bố trí 1/3 sân thượng để trồng rau, còn 2/3 sân để trồng các loại cây ăn trái như dâu tây, nho, bưởi, mâm xôi, sung Mỹ, cà chua và các loại dưa.

Theo kinh nghiệm của chị Thắm, để cây phát triển tốt, cần làm tốt khâu trộn ủ đất. Trước khi trồng cây, cần tìm hiểu trước về đặc tính, quá trình sinh trưởng phát triển, cây thích nghi với điều kiện ánh sáng, thời tiết, khí hậu như thế nào…

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 3.

Nhiều người phải ngạc nhiên vì biết rằng, trước đây chị chưa từng biết gì về trồng trọt.

Sau 5 năm làm vườn, chị Thắm đã tạo cho mình được 1 "cơ ngơi" lớn trên sân thượng. Mùa nào thức nấy, vườn rau quả của chị luôn năng suất, tươi tốt, quả sai trĩu trịt. Đặt biệt là các giống dưa, cà chua, dâu tây, các loại cây ăn quả......

Nhờ vườn rau ấy, không những bữa cơm hàng ngày của gia đình chị luôn có các món rau ngon. quả ngọt, mà chị còn có thể mang biếu người thân và hàng xóm xung quanh khi thu hoạch được nhiều.

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 3.

Phân bón được ủ từ rác nhà bếp: chuối, trứng

Từ một người "mù tịt" về trồng trọt, giờ đây với chị Thắm, trồng rau sạch đã trở thành đam mê, niềm vui thích hàng ngày không thể thiếu. 

Mỗi lần lên sân thượng, được ngắm nhìn những khay rau sạch lên mơn mởn xanh mát, được thấy cả gia đình nhỏ quây quần bên mâm cơm dẻo ngọt có rau sạch tự trồng, đối với chị Thắm là niềm hạnh phúc lớn.

Tự làm phân bón ủ từ rác thải nhà bếp để chăm khu vườn sân thượng

Bí quyết của chị Thắm để có vườn rau xanh mơn mởn, quả "bội thu" đó là dùng phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp để bón cho cây.

Chị Thắm cho hay, để an tâm sử dụng cho bữa ăn gia đình, chị dùng phân bón tự ủ từ các nguyên liệu tận dụng rác thải nhà bếp. Chị trộn đất cùng cám gạo đậu tương, bón cho cây dùng nước vo gạo, dịch chuối, đậu tương ủ trứng chuối humic, đạm cá tự ủ.

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 4.

Tự làm dung dịch đạm cá để bón cho cây.

Chị Thắm cho hay, việc tận dụng triệt để các phế phẩm nhà bếp vừa tiết kiệm được chi phí, bảo vệ môi trường, vừa có nguồn rau củ, quả sạch đảm bảo để ăn.

Phân được ủ từ các loại rác nhà bếp này khi bón cho cây, sẽ giúp rau phát triển cực tốt, rau xanh non mơn mởn,… và đặc biệt bón phân này an toàn tuyệt đối không độc hại.

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 6.

Rau được bón bằng phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp.

Tuy nhiên, những rác thải từ nhà bếp không nên bón trực tiếp cho cây trồng mà chưa qua xử lí. Sẽ khiến cây trồng khó mà tiêu hóa được chúng, và nguồn dinh dưỡng rất kém. 

Vì thế, để sử dụng hiệu quả nguồn rác thải nhà bếp, trước tiên phải thực hiện ủ rác thải nhà bếp bằng chế phẩm sinh học, men vi sinh. Sau một thời gian ủ, có thể hòa với nước để tưới cho cây.

Để phòng trị bệnh cho cây, chị Thắm dùng thuốc lào ngâm rượu, tỏi ớt, dầu neem, dầu ...phun xịt phòng mỗi tuần cho cây.

 Xem thêm hình ảnh về vườn rau trên sân thượng của gia đình chị Thắm:

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 7.

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 8.

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 9.

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 9.

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 10.

Các con của chị hào hứng khi được chăm sóc và thu hoạch cây trái.

Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp - Ảnh 11.

Chiến lợi phẩm thu được từ khu vườn sân thượng nhà chị Thắm, là niềm mơ ước của bao người.

 ( Ảnh trong bài do NVCC)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem