Sự cố này chưa khắc phục xong thì đầu tháng 6 vừa qua sông Hậu lại nuốt thêm một đoạn nữa cũng trên QL91. Ngay giữa TP.HCM thuộc địa phận quận Bình Thạnh, đang đêm 11 căn nhà dân cùng tất cả tài sản bị dòng nước nuốt chửng. 12 căn nhà khác đang trong nguy cơ tương tự, và cả TP.HCM đang có 45 điểm nằm rải rác ở các quận Nhà Bè, Bình Thạnh, Cần Giờ có nguy cơ sạt lở.
Còn hệ thống đê điều ở miền Bắc bao quanh toàn bộ đồng bằng Bắc bộ đang được các cơ quan chức năng và các nhà chuyên môn báo động về tính mất an toàn khi mùa mưa lũ đang đến gần. Toàn tỉnh Nam Định có 663 km đê thì trong đó có tới 270 km đang tiềm ẩn nguy cơ có thể xảy ra hiểm họa bất kì lúc nào khi mưa lũ.
Tại Hà Nội, đánh giá tình trạng đê của Thủ đô, ông Trần Xuân Việt - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết "cả 9 tuyến đê các sông với gần 273km đều đáng lo ngại về độ an toàn khi mùa mưa bão đến ". Đê sông Tích đoạn qua thị trấn Xuân Mai ngay từ những trận mưa đầu mùa tác động đã hư hỏng nặng.
Tuyến đê sông Đuống ở quận Long Biên cũng có nguy cơ sạt lở lớn. Nhiều ngôi nhà trên địa bàn tổ 27 phường Ngọc Lâm đã bị nghiêng, nứt vì dấu hiệu ban đầu của sự sụt lở. Ở nhiều đoạn đê xung yếu khác của Hà Nội đang hàng ngày xuống cấp. Hệ thống đê sông Đà, sông Đuống , sông Hồng do phải chống lũ lớn, đê oải cộng thêm sự đổi dòng chảy nên tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa vỡ đê...
Cứ mỗi khi mùa bão lũ đến các cơ quan chức năng và quản lý lại lên tiếng về hiểm họa đê điều nhưng các biện pháp, các dự án nhằm đảm bảo độ an toàn lâu dài của đê, của đời sống người dân lại không được đề xuất, thực hiện ngoài những biện pháp chữa chạy tạm thời qua loa khiến cho người dân luôn nơm nớp mỗi khi thấy mực nước các triền sông dâng cao.
Hoàng Bách Thành Ngân
Vui lòng nhập nội dung bình luận.