Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhớ lại ngày đầu "dựng nghiệp", ông Đinh Văn An ở bản Yên Sơn, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn thầm cảm ơn sự đồng hành tiếp sức của Ngân hàng CSXH. Ông An chia sẻ: Năm 2017, tôi vay 50 triệu đồng vốn chương trình giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH huyện, đầu tư trồng mới 600 cây nhãn, xoài, nâng tổng diện tích trồng cây ăn quả của gia đình lên 2ha. Sau gần 3 năm chăm sóc, đến năm 2020 vườn xoài đã cho thu bói 5 tấn quả, trị giá gần 100 triệu đồng; vườn nhãn cũng bắt đầu cho thu hoạch, khoảng 16 tấn quả. Đến nay, nhờ mô hình trồng cây ăn quả xoài, nhãn gia đình tôi có nguồn thu ổn định vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Nguồn vốn chính sách tín dụng ở huyện Mai Sơn đã và đang "tiếp sức" cho hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 giảm xuống còn 15%, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần tích cực trong việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Từng là hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhờ vốn chính sách tín dụng, giờ đây gia đình anh Lò Văn Hạnh, bản Mé Mời, xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn không chỉ thoát nghèo mà còn xây được nhà mới. Anh Hạnh chia sẻ, từ năm 2013 đến nay, gia đình anh được vay gần 100 triệu đồng từ các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Gia đình sử dụng nguồn vốn được vay để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập. Đối với nguồn tiền vay nhà ở 25 triệu đồng năm 2017, cộng với tiền dành dụm của gia đình anh Hạnh đã xây dựng nhà kiên cố, không còn lo mưa, nắng, yên tâm phát triển sản xuất.
Tháng 4 của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mai Sơn tại trụ sở xã Chiềng Chung, ông Hoàng Văn Thuyên, bản Mé, được vay 95 triệu đồng, hạn mức cao nhất của vốn vay chương trình giải quyết việc làm. Ông Thuyên phấn khởi nói: Bò 3B là giống bò siêu thịt, năng suất cao, dễ tiêu thụ. Tại địa phương đã có HTX đang phát triển mô hình và có nhu cầu liên kết sản xuất với người dân. Tôi rất muốn tham gia, nên khi được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay 95 triệu đồng, tôi đã đầu tư mua 3 con bò 3B, sửa chữa chuồng trại theo hướng dẫn kỹ thuật.
Khai thác hiệu quả các nguồn vốn chính sách, phát huy thế mạnh từng vùng và lựa chọn phát triển kinh tế đối với những sản phẩm giá trị, huyện Mai Sơn đã vận động các doanh nghiệp, HTX hỗ trợ vật tư nông nghiệp đầu vào, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất khép kín; đồng thời, tạo điều kiện cho hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn phát triển chăn nuôi bò 3B và trồng rừng, trồng cây ăn quả. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng CSXH huyện Mai Sơn đã giải ngân gần 3 tỷ đồng cho 32 hộ dân xã Chiềng Chung, Mường Bon đầu tư nuôi bò 3B và gần 600 triệu đồng cho 24 hộ dân xã Chiềng Nơi và Hát Lót vay vốn trồng rừng bằng cây mắc ca.
Theo báo cáo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mai Sơn, thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ về thực hiện tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong 20 năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mai Sơn đã tập trung đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn huy động từ các tổ chức trên địa bàn và hỗ trợ người nghèo từng bước tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% các xã, thị trấn trên địa bàn. Giai đoạn từ năm 2002 đến hết tháng 6/2022, toàn huyện đã có trên 71.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng ưu đãi, với tổng doanh số cho vay đạt trên 1.615 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn vay chính sách tín dụng đã giúp gần 7.000 hộ thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.