Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều hoạt động sản xuất và đời sống của bà con bị ảnh hưởng, nhất là trong khâu tiêu thụ hàng hóa nông sản. Trong khi nhiều nông hộ vẫn đang loay hoay tìm đầu ra các loại vật nuôi, cây trồng, thì tại tỉnh Hậu Giang một nông dân vẫn sống khỏe với nghề nuôi con ba ba, mỗi tháng cho thu nhập từ 25-30 triệu đồng.
Người nông dân đó chính là anh Nguyễn Hải Phần, chủ trang trại sản xuất ba ba giống ở xã Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Chọn con ba ba để khởi nghiệp hơn 15 năm qua, có những lúc anh Phần cũng lao đao khi ba ba bị nghẽn đầu ra. Từ thực tế đó đã thôi thúc anh tìm tòi và ứng dụng cái mới để giúp con ba ba quê mình ngày càng vươn xa.
Clip trong mùa dịch, vẫn thu vài chục triệu/tháng từ con ba ba nhờ cách bán sáng tạo.
Theo anh Phần, ba ba vốn là loại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế khá cao. Quan trọng nhất là người nuôi phải đảm bảo nguồn nước sạch và chủ động nguồn thức ăn nếu nuôi ở quy mô lớn.
Còn đối với việc tiêu thụ ba ba, với 1 chiếc điện thoại thông minh trên tay, mất vài phút đồng hồ anh đã dễ dàng giao dịch mua bán ba ba với khách hàng trong và ngoài nước.
Theo anh Phần, hiện nay qua hệ thống internet chúng tôi tận dụng tối đa để quảng bá sản phẩm. Từ đó, khách hàng biết nhiều hơn, đó là cách để mình tự tìm khách hàng. Hiện nay, sản phẩm ba ba thịt và giống của anh Phần được bán đi nhiều nơi, cả trong nước và ở Campuchia.
Dù đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội ở các địa phương, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhưng việc xuất bán baba tại trang trại này vẫn diễn ra khá thuận lợi. Thông qua Facebook với tên "Ba ba giống Hậu Giang" hay "Trang trại ba ba Nguyễn Văn Hòa" người mua dễ dàng kết nối để mua ba ba giống hay thương phẩm.
Bằng cách làm này cộng với nguồn cung chất lượng, 15 năm qua trang trại của anh xuất bán ra thị trường mỗi năm trên 500 ngàn con ba ba giống, khoảng 15 tấn ba ba thịt. Trừ hết các khoản chi phí, anh thu lợi nhuận gần 400 triệu đồng/năm.
Ở thời điểm này giãn cách xã hội, khâu vận chuyển gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận vì thế cũng giảm từ 15 – 20%. Tuy nhiên, so với việc mua bán theo kiểu truyền thống trước đây thì vẫn đạt hiệu quả.
Anh Phần chia sẻ: "Trong thời điểm dịch bệnh thì việc vận chuyển hơi khó khăn. Tuy nhiên, thông qua bưu điện và các phương tiện đáp ứng yêu cầu thì vẫn chuyển hàng được. Nếu bán nước ngoài mình phải chu đáo và kỹ thì mới tạo được niềm tin cho khách hàng. Lúc đầu mình chuyển hàng trước nhưng không lấy tiền trước, khách nhận và kiểm hàng xong mình mới nhận tiền. Dần dần thì mới tạo được niềm tin của khách hàng".
Lấy chữ tín làm đầu, anh nông dân này đã tạo được hướng đi khác biệt. Không chỉ chinh phục được thị trường trong nước mà ngay cả ở thị trường nước ngoài, đặc biệt những nước khó tính như Mỹ hay Nhật con ba ba vẫn có thể xuất bán.
"Hiện nay do nhu cầu của thị trường nên mình nuôi nhiều lên. Để đáp ứng đủ nguồn thức ăn cho ba ba thì cho ăn kết hợp giữa thức ăn với cá biển", anh Phần cho biết.
Với sự đột phá trong cách nghĩ và cách làm, anh nông dân miền Tây đã mở ra hướng đi mới giúp con ba ba rộng mở đầu ra, mang lại hiệu quả cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.