Tào Tháo là người đã làm nên nhiều vấn đề trong lịch sử Tam Quốc, ông nổi tiếng là tài giỏi, mưu trí, đưa ra những kế sách "có một không hai" để thắng trận. Thế nhưng có một người thậm chí được nhận định thông minh hơn cả ông, đã từng là bạn "chí cốt" khi còn thuở nhỏ, đó chính là Viên Thiệu.
Viên Thiệu và Táo Tháo lớn lên cùng nhau, hai người đã cùng nhau tham gia các cuộc thảo phạt Đổng Trác, đánh quân Khăn Vàng… lần nào cũng giành thắng lợi. Tuy nhiên về sau họ lại trở thành đối thủ của nhau trên chiến trường, phần thắng luôn thuộc về Tào Tháo. Năm Kiến An thứ bảy, Viên Thiệu ra đi. Năm Kiến An thứ chín, Tào Tháo tới thăm và khóc trước mộ Viên Thiệu, có lẽ Tào Tháo khóc vì thương cảm người bạn thời niên thiếu hồi nhỏ sau này lại trở thành kẻ địch của mình.
Có thể thấy rằng, trong lịch sử Tam Quốc, Viên Thiệu chính là bằng hữu chí cốt của Tào Tháo, mọi người thường nói rằng chỉ cần có hai người là chuyện gì cũng ắt dám làm. Thế nhưng trên chiến trường Tào Tháo đã đánh gục Viên Thiệu, thậm chí tận gốc dòng dõi của Viên Bản Sơ.
Lại nói về trường hợp của Viên Thiệu, "bốn đời Tam công" hoàn toàn không phải là thứ riêng mình ông ta được hưởng. Nói về danh phận, Viên Thiệu còn kém xa Viên Thuật. Viên Thiệu, Viên Thuật đều là con của Tư không Viên Phùng, Viên Thiệu tuy lớn tuổi hơn, nhưng là con do nô tỳ sinh ra. Viên Thuật nhỏ tuổi hơn, nhưng là do đại phu nhân sinh ra.
Vì vậy Viên Thuật mới chính là con đích, tuy vậy Viên Thiệu lại là người thông minh và biết nhìn xa trông rộng. Trong cơn loạn lạc cuối Hán, khi những người như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Kiên còn quẩn quanh trong việc cứu vãn một triều đại đã mục nát, Viên Thiệu đã sớm vạch ra "Long Trung sách" cho bản thân: Trước lấy Ký Châu làm vốn, sau định Hà Bắc, Ô Hoàn rồi ngoảnh về nam để tranh thiên hạ.
Nhân cơ hội này, Tào Tháo thừa cơ dẫn quân tập kích, Viên Thiệu và con trai phải vội vàng tháo chạy, hơn 7 vạn quân Viên không theo kịp chủ, đều xin hàng Tào. Sau chiến thắng áp đảo tại Quan Độ, Tào Tháo đã hạ gần như toàn bộ binh lực của đối thủ lớn nhất là Viên Thiệu, từ đó tạo điều kiện gây dựng nên thế lực Tào Ngụy, đồng thời chấm dứt thời kỳ Tiền Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Thế nhưng điều đáng tiếc nhất trong trận đánh của Viên Thiệu đó là dù tài giỏi, lại nhỉnh hơn về phần thắng trong trận chiến nhưng ông là người không biết dùng người, lại không giỏi lãnh đạo. Chính vì vậy trong trận Quan Độ xảy ra vào năm 200 sau công nguyên, nội bộ của hắn đã lục đục, lộ rõ sự mâu thuẫn. Cụ thể là khi biết tin Ô Sào bị đánh, Viên Thiệu vội vàng điều quân đi cứu viện, mặt khác lại sai hai tướng Trương Cáp và Cao Lãm đi cướp doanh trại Tào. Tuy nhiên do không hạ được phe địch, lại nghe tin Tào Tháo thắng trận từ Ô Sào trở về, hai tướng Trương – Cao của Viên Thiệu đã quyết định đầu hàng.
Có thể thấy rằng, dù Viên Thiệu có tài giỏi hơn nhưng Tào Tháo lại có một ưu điểm chiếm ưu thế áp đảo trên phương diện dùng người. Đó là vị quân chủ họ Tào này rất có tài nghệ trong việc lôi kéo và bổ nhiệm các thành viên nòng cốt đối hàng ngũ văn thần, võ tướng. Và đó cũng là lý do Viên Thiệu thua Tào Tháo, cũng là lý do khiến Tào Tháo luôn chiến thắng trong nhiều trận đấu.
Tào Tháo từ trước đến nay luôn nổi danh là người túc trí đa mưu, vận dụng đầu óc thông minh của mình để làm nên nhiều trận đánh vang danh lịch sử Tam Quốc, có lẽ khán giả luôn yêu thích Tam Quốc cũng bởi tính đa mưu, chiến thuật khôn lường của nó.