"Quái thú tàng hình" của Anh hạ gục siêu tiêm kích F35 của Mỹ trong tích tắc

Thứ hai, ngày 22/03/2021 19:35 PM (GMT+7)
Được thiết kế như xe bọc thép chở quân bánh lốp 8 X 8 Boxer, “quái thú tàng hình" Anh sở hữu những công nghệ cao hiện đại nhất thế giới cho phép đánh chặn mục tiêu đa tầm nhìn từ máy bay không người lái mang tải trọng gây chết người, tên lửa hành trình có thể tấn công từ mọi hướng ...cho đến siêu tiêm kích F-35.
Bình luận 0

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền trong sự kiện Xe bọc thép quốc tế (IAV) 2021, Mike Dalzell, người đứng đầu dự án về công nghệ tương lai của Tập đoàn phát triển, sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao hiện đại lớn nhất trên thế giới hiện nay Lockheed Martin, Vương quốc Anh đã nâng cao ý tưởng "chống giáp" tân tiến nhất cho lực lượng bộ binh bọc thép của Quân đội Anh nhằm hỗ trợ các hoạt động tác chiến tầm gần trong tương lai.

"Quái thú tàng hình" của Anh sử dụng hệ thống phóng thẳng mô-đun, hệ thống đánh chặn có khả năng cơ động cao được bắn từ bệ phóng thẳng đứng 360 độ với khả năng tác chiến đồng thời nhiều mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình phức tạp. Điểm đăc biệt của hệ thống phóng thẳng mô-đun này là tương thích với nhiều loại phương tiện từ hạng nhẹ đến hạng nặng hoặc trong các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) trong tương lai nếu muốn. Hệ thống này có khả năng mang 16 tên lửa hạng 50 kg của Hellfire hoặc Brimstone.

"Quái thú tàng hình" của Anh hạ gục siêu tiêm kích F35 của Mỹ trong tích tắc - Ảnh 1.

Bệ phóng được thiết kế với bộ cảm biến gắn phía trên chóp cho phép xác định các mục tiêu tiềm năng ở phạm vi xa hơn 5km từ phía sau nơi ẩn náu. Bộ cảm biến cũng tích hợp với hệ thống radar Saab Giraffe 4A AESA cung cấp khả năng phân biệt mục tiêu phản ứng cao và tận dụng công nghệ Gallium Nitrate để phát hiện và theo dõi cả các mục tiêu di động như máy bay phản lực và máy bay không người lái lẫn trực thăng, thậm chí cả máy bay tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Mỹ- F35 trong tầm hoạt động lên đến 20km. Nhờ vậy, lực lượng bộ binh bọc thép của Quân đội Anh hoặc các lữ đoàn tấn công tăng cường hỏa lực có thể tấn công thiết giáp đối phương từ khoảng cách an toàn, đảm bảo một lực lượng nhỏ hơn về số lượng sẽ không bị phân tán trên một địa điểm rộng lớn.

Nguyên lý này dựa trên ảnh hưởng từ các thủy chiến, nơi mà các lực lượng tác chiến mặt nước mang theo các ổ tên lửa lớn trong các hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) có xu hướng trang bị nhiều hỏa lực hơn so với các tên lửa phóng theo phương ngang. Cấu hình này cũng giúp giảm bớt số lượng lính bộ cũng như đảm bảo cho họ ở bên trong xe mà vẫn tải được thiết bị phóng lên bệ phóng.

"Siêu xe bọc thép" này sử dụng hệ thống chip bảo mật Morpheus "bất khả xâm phạm" để kết nối cùng hệ thống thông tin hình ảnh, âm thanh và tín hiệu số theo thời gian thực dùng trong quân sự cho khối NATO là NATO Link-16, tích hợp cùng hệ thống điều hành và chỉ huy tác chiến của hãng Lockheed Martin, SkyKeeper BMC4I (tính toán tất cả thông số) mang đến cho các chỉ huy nhận thức tình huống vô song với cảnh báo sớm về thời gian thực về các mối đe dọa sắp tới và các giải pháp tham chiến được tối ưu hóa cho việc ra quyết định lệnh bắn vào bệ phóng.

Quốc Việt (army-technology)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem