Samsung chia lại thị phần sản xuất điện thoại: Việt Nam vẫn là cứ điểm sản xuất trọng điểm

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 10/11/2022 18:18 PM (GMT+7)
Tờ Etnews truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Samsung sẽ tiếp tục đa dạng hóa các cơ sở sản xuất toàn cầu của mình. Theo báo cáo mới, họ sẽ giảm tỷ trọng sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy Việt Nam từ mức 50% trong năm nay xuống còn khoảng 40% vào năm sau.
Bình luận 0

Vốn dĩ, các cơ sở sản xuất đa dạng và địa phương hóa đã trở thành một cách tiếp cận tất yếu cho các nhà sản xuất để giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng. Vì lẽ đó mà Samsung cũng tích cực đa dạng hóa sản xuất điện thoại thông minh của mình ở nhiều quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam hiện là cơ sở sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung. Lượng thiết bị công nghệ sản xuất của Samsung tại Việt Nam thường cung cấp cho thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu.

Chi phí lao động tăng tại Việt Nam và thị trường tiêu dùng toàn cầu chững lại được coi là những nguyên nhân chính đằng sau động thái của Samsung. Ảnh: @AFP.

Chi phí lao động tăng tại Việt Nam và thị trường tiêu dùng toàn cầu chững lại được coi là những nguyên nhân chính đằng sau động thái của Samsung. Ảnh: @AFP.

Samsung Electronics có kế hoạch giảm tỷ trọng sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy Việt Nam của họ xuống xuống còn khoảng 40-46% vào năm 2023, từ mức 50% ở Việt Nam trong năm nay. Thậm chí, nhà máy Việt Nam từng chiếm tỷ trọng sản xuất ở mức 60% tổng sản lượng điện thoại thông minh của Samsung.

Ở đây, công ty phân tán rủi ro bằng cách tổ chức lại cơ sở sản xuất, cũng như duy trì hệ thống sản xuất nội địa Hàn Quốc cho các sản phẩm chủ lực như điện thoại thông minh có thể gập lại và Galaxy S.

Samsung đã thiết lập kế hoạch sản xuất 40-46% tổng số thiết bị di động của mình tại các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh của Việt Nam vào năm tới. Thiết bị di động bao gồm điện thoại thông minh và điện thoại phổ thông. Điện thoại thông minh chiếm 90% tổng số. 32% sẽ được sản xuất ở Thái Nguyên và 14% ở Bắc Ninh. Năm nay, sản lượng điện thoại thông minh của Samsung tại Việt Nam chiếm hơn 50% tổng sản lượng. Năm ngoái, mức này là khoảng 60%.

Lý do của việc giảm tỷ trọng sản xuất tại Việt Nam và phân phối lại sản xuất trên toàn thế giới là do chi phí lao động tăng cao của Việt Nam và sự chững lại của thị trường tiêu dùng toàn cầu, chúng được coi là những nguyên nhân chính đằng sau động thái gần đây của Samsung.

Mặt khác, đây cũng là cách để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp không kiểm soát được các yếu tố bên ngoài chẳng hạn như dịch bệnh. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống cho phép sản xuất thay thế nhanh chóng ở các khu vực khác ngay cả khi một nhà máy cụ thể bị đóng cửa. Samsung Electronics cũng khuyến nghị đa dạng hóa hệ thống sản xuất của các nhà máy sản xuất toàn cầu cho các nhà cung cấp lớn.

Samsung Việt Nam hiện có 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm R&D tại Hà Nội và một đơn vị bán hàng, theo Viettonkin Consulting có trụ sở tại Việt Nam. Samsung cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, đưa quốc gia này trở thành trung tâm sản xuất điện thoại toàn cầu. Ảnh: @AFP.

Samsung Việt Nam hiện có 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm R&D tại Hà Nội và một đơn vị bán hàng, theo Viettonkin Consulting có trụ sở tại Việt Nam. Samsung cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, đưa quốc gia này trở thành trung tâm sản xuất điện thoại toàn cầu. Ảnh: @AFP.

Do các lô hàng điện thoại thông minh nói chung giảm, tỷ lệ sản xuất của nhà máy Việt Nam, nơi có năng lực sản xuất cao nhất, cũng giảm theo một cách tự nhiên. Samsung Electronics gần đây đã liên tục hạ thấp công suất sử dụng tại nhà máy ở Việt Nam. Xét đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu và tâm lý người tiêu dùng suy yếu, Samsung thận trọng đặt mục tiêu sản xuất điện thoại thông minh cho năm tới ở mức 300 triệu chiếc hoặc ít hơn một chút.

Samsung Việt Nam hiện có 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm R&D tại Hà Nội và một đơn vị bán hàng, theo Viettonkin Consulting, có trụ sở tại Việt Nam. Samsung cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, đưa quốc gia này trở thành trung tâm sản xuất điện thoại toàn cầu.

Tỷ lệ giảm của Việt Nam sẽ được phân bổ sang Ấn Độ, Indonesia và Mỹ Latinh. Trong tương lai, cơ sở sản xuất của Samsung tại Ấn Độ sẽ chiếm 21% hoặc 68 triệu chiếc trong tổng sản lượng điện thoại thông minh của Samsung, trong khi Brazil sẽ chiếm 23 triệu chiếc, tương đương 7%. Indonesia và Hàn Quốc sẽ chiếm 3% mỗi nước và Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập sẽ chiếm tổng cộng 1%, theo một phương tiện truyền thông Hàn Quốc khác là The Elec dẫn tin.

Bên cạnh đó, Nhà máy Gumi chịu trách nhiệm 3% tổng sản lượng di động và tiếp tục vai trò là trung tâm điều khiển sản xuất hàng đầu. Nhà máy Gumi, cơ sở sản xuất điện thoại thông minh Samsung duy nhất tại Hàn Quốc, là 'nhà máy mẹ' chủ động áp dụng các công nghệ quy trình mới và phổ biến chúng ra các cơ sở sản xuất toàn cầu khác. Nhà máy này cũng giám sát các lô hàng nội địa của các sản phẩm chủ lực như điện thoại thông minh có thể gập lại và Galaxy S.

Các cơ sở sản xuất được địa phương hóa và đa dạng hóa đã trở thành một cách tiếp cận không thể tránh khỏi đối với các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro địa chính trị hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng. Ảnh: @AFP.

Các cơ sở sản xuất được địa phương hóa và đa dạng hóa đã trở thành một cách tiếp cận không thể tránh khỏi đối với các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro địa chính hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng. Ảnh: KP

Theo kế hoạch sản xuất năm tới, nhà máy Gumi sẽ sản xuất số lượng lớn nhất vào tháng 1, khi điện thoại thông minh hàng đầu tiếp theo, Galaxy S23 sắp ra mắt.

Như đã đưa tin trước đó của tờ ETnews truyền thông Hàn Quốc, Samsung Electronics đã chuyển một số dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam sang nhà máy Gumi ở Gumi, Gyeongsangbuk-do, sớm nhất là vào cuối năm 2021. Đây là một biện pháp đặc biệt được thực hiện sau khi các nhà máy chính của họ ở Việt Nam và các quốc gia khác đã trải qua những thất bại trong sản xuất do dịch bệnh Covid-19 tác động nghiêm trọng.

Samsung đã đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Trung Quốc vào năm 2019. Nhà sản xuất phát triển chung của Samsung (JDM) tại Trung Quốc đặt mục tiêu tăng sản lượng sản xuất lên chiếm 18% tổng sản lượng với 60 triệu chiếc, theo The Elect.

Trước đó, năm 2021, Samsung Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu và xuất khẩu so với năm 2020. Cụ thể, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD tăng 14% so với với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2020. 

Phía Samsung vẫn khẳng định cam kết mở rộng đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Cùng với đó, Samsung nhấn mạnh, trong kế hoạch phát triển của mình, Việt Nam đang vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu và sẽ trở thành trung tâm chiến lược về R&D của ông lớn điện tử Hàn Quốc này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem