Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây nội dung chính của hội thảo "Cơ hội, thách thức đối với Đồng Nai sau khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động", do Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 30/8.
Sở Kế hoạch & Đầu tư Đồng Nai cho biết, 8 tháng đầu năm 2024, thu hút đầu tư trong nước của tỉnh đạt hơn 42.100 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt khoảng 1,089 tỷ USD; tăng 34% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, chất lượng thu hút đầu tư vẫn chưa đạt được kỳ vọng; động lực chính vẫn từ các ngành công nghiệp thâm dụng nhiều lao động.
Thu hút nhiều, nhưng chủ yếu các dự án hỗn hợp, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động phổ thông.
Vì thế giá trị gia tăng tạo ra thấp, suất đầu tư trên mỗi ha đất công nghiệp chỉ đạt khoảng 18 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên – Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Đồng Nai cho biết, suất đầu tư chỉ 18 tỷ đồng là thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình của cả nước là 22 tỷ đồng, TP. HCM là 43 tỷ đồng, Bắc Ninh 27 tỷ đồng, Bình Dương 19 tỷ đồng.
Đóng góp vào ngân sách chưa cao, Đồng Nai có khả năng tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh thành.
"Vì thế, tỉnh cần thay đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Và sân bay Long Thành chính là động lực tăng trưởng mới, bền vững", ông Nguyên nói.
Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội đối với kinh tế Đồng Nai khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, theo ông Nguyên, tỉnh cần nhận diện rõ hơn những thách thức phải đối mặt và giải quyết.
Trước hết là về cơ sở hạ tầng. Hiện nay, các tuyến cao tốc, vành đai kết nối vùng đầu tư chưa kịp với kỳ vọng. Các dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị nguồn vốn đầu tư lớn; công nghệ, kỹ thuật phức tạp dẫn đến việc đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống giao thông của Đồng Nai. Nếu không được đầu tư nâng cấp, mở rộng kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thứ hai, thách thức về nguồn lao động. Số lao động phổ thông phục vụ sân bay Long Thành cần phải đào tạo, hoặc đặt hàng đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu theo quy định của ngành hàng không.
Hiện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh chưa đủ điều kiện đào tạo các ngành hàng không theo quy định của Cục hàng không Việt Nam.
Đồng thời, các lĩnh vực mới sẽ phát sinh. Trong khi nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng kịp về năng lực và tay nghề, sẽ dẫn tới thiếu hụt lao động tay nghề cao.
Thứ ba, về cơ chế chính sách. Một số lĩnh vực mới như Khu công nghệ thông tin tập trung hiện nay quy định pháp luật chưa rõ ràng. Việc áp dụng vào thực tiễn còn gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước.
Tại một số quốc gia, Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đối với các đô thị sân bay như ưu đãi tín dụng, kiểm soát ngoại hối, loại bỏ hoặc nới lỏng hạn chế đầu tư nước ngoài...
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam không có các cơ chế, chính sách đặc thù cho việc phát triển các khu vực đô thị sân bay (do đây là mô hình mới), cũng như khu vực phụ trợ sân bay Long thành.
Cuối cùng, sức hút của sân bay Long thành sẽ kéo theo sự nóng vội trong việc thu hút đầu tư, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.
"Trong khi năng lực quản lý hành chính còn hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến sự mất kiểm soát trong việc lựa chọn các dự án đầu tư theo đúng định hướng quy hoạch của tỉnh, trật tự an ninh nảy sinh nhiều phức tạp", lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư nói.
Ông Võ Tấn Đức – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, sau thời gian dài tăng trưởng cao, Đồng Nai đang có dấu hiệu chững lại, và phát sinh những điểm nghẽn gây cản trở.
Sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động sẽ mở ra chân trời mới để kết nối Đồng Nai với vùng, quốc gia và thế giới.
Đồng Nai lấy sân bay Long Thành làm trung tâm động lực mới, đưa tỉnh trở thành trung tâm logistic, sớm trở thành tỉnh phát triển văn minh hiện đại.
Thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều nhiều vụ quy hoạch, xây dựng để khai thác tối đa hiệu quả sân bay.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của Đồng Nai khó đảm bảo toàn diện, chưa bao quát hết những vấn đề, thách thức sẽ phát sinh khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.
"Vì thế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề lần này để tiếp nhận chia sẻ từ nhiều góc nhìn khác nhau của các nhà khoa học, doanh nghiệp để tạo động lực san bay Long Thành và Đồng Nai bền vững hơn nữa", ông Võ Tấn Đức chia sẻ.
Sân bay Long Thành đi vào hoạt động, thuận lợi rộng mở, nhưng nhiều áp lực về giao thông, nhân lực?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.