“Săn” đồ chơi trung thu, nhiều bố mẹ vô tình gây nguy hiểm cho con

Theo Huyền Anh (Theo Brightside) Thứ ba, ngày 18/09/2018 11:55 AM (GMT+7)
Mặc dù những loại đồ chơi này tiềm tàng nhiều rủi ro nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn “đổ xô” mua cho con, nhất là trong thời điểm trung thu đang đến gần.
Bình luận 0

1. Đồ chơi có cánh quạt

img

Máy bay trực thăng hay các loại đồ chơi có cánh quạt khác không phù hợp với trẻ nhỏ vì trẻ chưa biết sử dụng đúng cách, dễ chạm ngón tay vào cánh quạt đang quay.

Nếu bạn vẫn muốn mua những đồ chơi này, hãy chọn loại nào có cánh quạt làm bằng nhựa mềm, các cạnh của cánh quạt nên được gia công mịn, không có vết xước.

2. Đồ chơi bác sĩ

img

Hầu hết đứa trẻ nào cũng đều rất thích sử dụng các dụng cụ của bộ đồ chơi này để “khám bệnh” cho mình và những trẻ khác. Nhiều khi những mẩu đồ chơi nhỏ có thể mắc kẹt trong mũi hoặc cổ họng trẻ

Vì vậy, tốt nhất bạn không nên mua cho bé đồ chơi có các bộ phận nhỏ, xi-lanh hoặc những dụng cụ để ‘khám’ mũi hoặc miệng.

3. Đồ chơi có pin

img

Những viên pin nhỏ rất giống những viên kẹo nên con bạn có thể sẽ cho vào miệng và nuốt phải. Điều này rất nguy hiểm vì con có thể bị nghẹn, ngoài ra lithium bên trong pin sẽ gây ra ngộ độc cũng như bỏng nghiêm trọng.

Nếu mua loại đồ chơi này, bố mẹ cần dán băng dính thật chặt hoặc vít cố định ở chỗ lắp pin để tránh trẻ nghịch ngợm.

4. Súng đồ chơi

img

Trẻ em thường bỏ qua khoảng cách hợp lý khi bắn súng đồ chơi cũng như những biện pháp an toàn khác khi chơi các loại súng này. Kết quả là dù súng có bắn loại đạn gì đi nữa, hay thậm chí chỉ phun nước, cũng đều gây ra thương tích, đặc biệt là ở mắt.

Bố mẹ hãy tìm những loại súng có bán kèm kính bảo hộ hoặc mua riêng những loại kính này để đảm bảo an toàn cho trẻ.

5. Bóng bay

img

Một quả bóng bay dễ dàng bị nổ trong khi bơm hoặc khi các bé đang chơi. Việc này sẽ khiến bé sợ hãi hoặc gây điếc tai. Ngoài ra, những mảnh vụn xác bóng có thể bay vào miệng và khiến bé bị nghẹn hay ngạt thở. Đó là lý do bóng bay được khuyến cáo chỉ dành cho trẻ trên 8 tuổi.

Không mua bóng bay bị nhăn hoặc có mùi nặng, ngửi hơi khó chịu. Bóng có chất lượng thấp sẽ có độ đàn hồi kém.

6. Con quay

img

Một phần của con quay có thể bị tung ra khi đang quay và gây thương tích. Cũng đã có trường hợp trẻ em nuốt phải các chi tiết của nó. Ngoài ra, những đồ chơi tương tự khiến trẻ khó tập trung và ảnh hưởng tới học tập. Tại một số bang của Mỹ, việc sử dụng con quay này ở trường học đã có luật cấm.

Bởi vậy, thay vì con quay này, hãy mua cho trẻ một loại thiết bị tập luyện ngón tay để trẻ không cảm thấy buồn chán mà vẫn có thể phát triển khả năng vận động cơ tay.

7. Đồ chơi bi nam châm

img

Món đồ chơi phổ biến này thường được gắn mác “3+” nhưng thực tế, nó dành cho lứa tuổi từ 14 trở lên. Khi cố gắng tách những viên bi nam châm này, trẻ thường dùng răng và dễ nuốt bi vào bụng, không chỉ là 1 viên mà là vài viên cùng lúc. Khi đã vào bụng, những viên bi nam châm này dính với nhau và làm giãn thành ruột.

Lời khuyên: Đồ chơi có nam châm nên được bọc bằng lớp vỏ nhựa cứng.

8. Phao

img

Những loại phao này không đảm bảo được sự an toàn cho bé khi ở dưới nước vì bé có thể tháo ra dễ dàng hoặc có thể bị trượt và ngã ngửa ra sau. Ngoài ra, một số sản phẩm còn có chất độc isophorone, phenol và hexanone gây dị ứng, mẩn ngứa và nhiều vấn đề khác.

Lời khuyên dành cho phụ huynh là chú ý phao phải được điều chỉnh chính xác theo kích cỡ của trẻ và sản phẩm này phải được dùng dưới sự giám sát của người lớn. Đồng thời, không nên sử dụng quá nửa giờ đồng hồ liên tục.

Bánh trung thu vào mùa, phải ghi nhớ 6 điều này khi ăn để tránh tự rước bệnh

Mỗi dịp Tết trăng tròn, bánh trung thu lại trở thành loại thực phẩm không thể thiếu với nhiều người. Tuy nhiên, dinh dưỡng...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem