Tận mắt thấy trâu ngố khổng lồ, đặc sản quý hiếm có 1-0-2 ở Việt Nam

Trần Quang Thứ sáu, ngày 05/10/2018 06:30 AM (GMT+7)
Ông Lương Văn Tuyên, chủ trang trại trâu ngố ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cho biết, trâu ngố là giống trâu quý, có thân hình khổng lồ là con vật đặc sản từ xa xưa vẫn được bà con Tuyên Quang gìn giữ và bảo tồn. Hiện, giống trâu đặc sản này được người dân tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh nuôi để làm giàu.
Bình luận 0

Ngắm trâu ngố khổng lồ "có một không hai" ở Việt Nam.

Ông Tuyên cho hay: "Trâu ngố có ngoại hình vạm vỡ, đầu trâu hơi bé so với trâu thường; trán và sống mũi thẳng, có con hơi võng; tai mọc ngang, hay ve vẫy; sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên. Cổ con trâu đực to tròn, con cái nhỏ và hẹp, không có yếm". 

"Nếu như trâu thường không có u vai thì trâu ngố xứ Tuyên có u vai khá to. Lưng thẳng, mông xuôi, ngực nở. Đuôi trâu ngố dài đến kheo, tận cùng có chòm lông. Đa số có lông da màu đen xám; dưới hầu và trước ức có khoang lông màu trắng. Có một số trâu (5-10%) có lông da màu trắng (trâu bạc)", ông Tuyên chia sẻ.

img

Theo ông Ma Văn Va, chủ trang trại trâu ngố ở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa, (Tuyên Quang), việc chăm sóc trâu ngố, nhất là loại trâu vỗ béo khá đơn giản, song lại mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Theo ông Tuyên, Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trọng lượng trâu đực trên địa bàn tỉnh trung bình là 457 kg/con, trâu cái trung bình 394 kg/con. Trong đó con to có trọng lượng tới 800 – 900 kg. Nhưng đến nay, trọng lượng trâu đực trung bình khoảng trên dưới 600 kg/con, trâu cái trung bình chỉ còn trên dưới 400 kg/con. Tỷ lệ đẻ của trâu cái sinh sản chỉ đạt 36%/năm...

img

Các con trâu ngố được nuôi tại trang trại của ông Va đều rất khổng lồ, có con đạt trọng lượng lên đến trên dươí 600kg.

img

 Phần lớn thức ăn cung cấp cho đàn trâu ngố tại các huyện của tỉnh Tuyên Quang được lấy từ các sơ sở chế biến thức ăn của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang). "Từ việc cung cấp thức ăn sạch, chất lượng cho đàn trâu của bà con, chúng tôi sẽ có sản phẩm thịt trâu sạch, đạt chất lượng tốt nhất có thể", ông Hoàng Văn Oanh, Giám đốc HTX Tiến Thành chia sẻ.

img

Ông Tuyên chăm sóc một cá thể trâu ngố bạch tạng khá hiếm tại trang trại của gia đình. "Nhờ việc mạnh dạn chuyển đổi từ chăn nuôi trâu ngố truyền thống sang nuôi theo mô hình an toàn sinh học khép kín, bà con chúng tôi không chỉ đảm bảo đầu ra ổn định mà còn có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng/năm", ông Tuyên nói.

img

 Khi các con trâu ngố nuôi tại trang trại của nông dân đủ trọng lượng xuất chuồng sẽ được HTX Tiến Thành thu mua đưa về lò mổ sau đó sẽ được đưa chế biến. "Hiện nay, đơn vị của chúng tôi đã có 2 cơ sở mổ và sấy, đóng gói thịt trâu hiện đại đảm bảo chất lượng tốt với công suất 5 tạ/mẻ/24h, hứa hẹn sẽ cung cấp ra thị trường vào thời gian tới", ông Oanh tiết lộ.

img

 Sản phẩm thịt trâu ngố sấy được HTX Tiến Thành đóng gói, hút chân không trước khi đưa ra thị trường.

img

img

Cận cảnh sản phẩm thịt trâu ngố sấy đặc sản xứ Tuyên.

Tin vui với những người chăn nuôi trâu ở Tuyên Quang, khi tháng 6 vừa qua, nhãn hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang” do Hội Nông dân tỉnh làm chủ dự án đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. 
Ông Trương Xuân Quý - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang khẳng định, việc chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Trâu ngố Tuyên Quang” là điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ; nâng cao giá trị sản phẩm trâu, tăng sản lượng tiêu thụ, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. 
"Đây còn là cơ hội cung cấp nguồn giống tốt cho địa phương, cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng", ông Qúy chia sẻ. 
 
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem