Thái Bình thiệt hại 2.000 tỷ đồng, khu nghiên cứu của một tập đoàn giống cây trồng tan hoang vì bão Yagi

Mạnh Trần Thứ ba, ngày 10/09/2024 11:28 AM (GMT+7)
Là địa phương bị ảnh hưởng nặng sau bão số 3, đến nay Thái Bình ước tính thiệt hại lên đến khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng về nông nghiệp, tỉnh này có 28.000ha lúa bị thiệt hại từ 30-70%; 27.000 ha bị thiệt hại trên 70%, nhiều doanh nghiệp, trang trại công nghệ cao bị bão tàn phá nặng nề.
Bình luận 0
Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 1.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mai, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp An Ninh, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, đến nay HTX có khoảng 160ha lúa bị dập, gẫy đòng; 30ha lúa bị ngập úng nặng khó có khả năng phục hồi ảnh hưởng sinh kế của người dân tại địa phương.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 2.

Một nhà kính hiện đại của Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed (ThaiBinh Seed) bị bão số 3 đánh sập tan hoang.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 3.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 4.

Ông Trần Mạnh Báo - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed (ThaiBinh Seed) cho biết, do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, đơn vị của ông cũng bị thiệt hại nhiều, nhất là khu vực sản xuất và nghiên cứu.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 5.

Một khu tường bao quanh khu nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng của ThaiBinh Seed bổ đổ sập.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 6.

Nhiều cơ sở hạ tầng của ThaiBinh Seed bị hư hỏng nặng sau bão.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 7.

Khu ruộng ngô giống cũng bị thiệt hại nặng.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 8.

Theo ông Báo, do đúng thời điểm lúa trỗ rộ nhất nên khi gặp bão lũ có thể bị thiệt hại lớn nhất.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 9.

Tổng Giám đốc ThaiBinh Seed Trần Mạnh Báo ngồi bần thần bên tài sản của đơn vị bị bão số 3 tàn phá nặng nề.

Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, một trung tâm nghiên cứu giống cây trồng nổi tiếng cả nước tan hoang sau bão - Ảnh 10.

Một mái tôn của đơn vị bị bão số 3 thổi bay ra ruộng lúa.

Thái Bình đề nghị Chính phủ hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng để khắc phục sau bão số 3

Tính đến nay, tỉnh Thái Bình hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người và tàu thuyền. Hiện có một số nhà dân, nhà xưởng, cơ quan, trường học bị tốc mái, tình trạng cây cối bị gãy đổ, bật gốc nhiều.

Về hệ thống điện, sơ bộ theo thống kê ban đầu có khoảng 30 cột điện bị đổ; 11 cột viễn thông bị đổ, gẫy; 17 trạm biến áp bị sự cố.

Về sản xuất nông nghiệp, có 28.000 ha lúa bị thiệt hại từ 30-70%; 27.000 ha bị thiệt hại trên 70%. Về Rau màu vụ Đông mới trồng và rau màu Hè thu chưa thu hoạch, có 585 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 2.760 bị ảnh hưởng trên 70%. Cây ăn quả có 1.215 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 170 bị ảnh hưởng trên 70%. Diện tích lúa đổ bị úng ngập là 18.000 ha. Tình hình công trình đê điều, sạt lở một số vị trí tuyến kè, bờ sông, bờ biển và một số tuyến kênh nội đồng.

Tỉnh Thái Bình cho biết tổng thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tỉnh Thái Bình đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ thiệt hại sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh: với tổng kinh phí 123 tỷ đồng.

Hỗ trợ phục hồi sản xuất: giống cây trồng các loại bao gồm 100 tấn ngô, 250 tấn đậu tương, 500 tấn lạc, 5.000 tấn khoai tây và 20 tấn rau màu các loại. Hỗ trợ khắc phục sự cố đê điều, thủy lợi: với tổng kinh phí 850 tỷ đồng. Khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển: Xây dựng tuyến kè bảo vệ chống sạt lở với tổng kinh phí 250 tỷ đồng. Khắc phục sạt lở các tuyến kè với tổng kinh phí 250 tỷ đồng;...

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem