Diện mạo khán đài hơn 5.000 chỗ phục vụ Đại lễ 30/4
Khán đài với sức chứa hơn 5.000 chỗ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) cơ bản đã hoàn thiện.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sau nhiều lần lỡ hẹn, vào những ngày đầu tháng 7, khi có những cơn mưa nặng hạt, báo hiệu một mùa canh tác bội thu đến với người dân vùng cao, chúng tôi mới có dịp trở lại xã Phổng Lập, một trong những xã vùng III còn nhiều khó khăn của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Tiếp chúng tôi, ông Quàng Văn Chinh, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, người mới nhận công tác tại xã Phổng Lập, với nhiều trăn trở mong muốn người dân bớt khó khăn, có cuộc sống ổn định và sung túc hơn.
Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập chia sẻ: Xã Phổng Lập cách trung tâm huyện Thuận Châu 19km, địa bàn chủ yếu là đồi núi, dân cư sống tản mát, không tập trung, đường giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Xã Phổng Lập có 13 bản với 3 dân tộc chủ yếu là người Thái, Kháng và Khơ Mú. Toàn xã có hơn 1.200 hộ với trên 600 nhân khẩu, trong đó có đến 423 hộ nghèo, chiếm 34,42%; cận nghèo 195 hộ, chiếm 15,87%. Đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn.
Phổng Lập là một trong những xã vùng III còn nhiều khó khăn của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc
Với những khó khăn bộn bề như vậy, xã Phổng Lập xác định, phát triển nông nghiệp dựa trên thế mạnh của địa phương là con đường giúp nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Xác định được hướng đi, vấn đề đặt ra đối với Phổng Lập hiện nay là phải triển khai các nhiệm vụ đó như nào để hoàn thành được mục tiêu đặt ra.
"Để có được những kết quả rõ nét trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Song song với những chủ chương, chính sách của cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương, rất cần sự đồng hành cùng nông dân, các tổ chức chính trị, đoàn thể, đảng viên là nông dân", Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập nói.
Lãnh đạo xã Phổng Lập khảo sát vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình quả mắc khén đạt chuẩn OCOP. Ảnh: Văn Ngọc
Năm 2024, Đảng ủy xã Phỏng Lập đã lựa chọn xây dựng mô hình "Quả mắc khén đạt chuẩn OCOP", đây là một trong những khâu đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc thù của cây mắc khén xã Phổng Lập về chất lượng thì rất thơm, phù hợp với khí hậu ở đây, cây phát triển tốt, quả rất sai. Do vậy, xã Phổng Lập có tiềm năng và lợi thế để xây dựng thành sản phẩm OCOP. Và trên thực tế, khi đến mùa thu hái, ra sản phẩm thì người dân tiêu thụ quả mắc khén này rất là tốt. Giá cũng rất ổn định. Nhiều địa phương ở huyện khác, xã khác cũng đến mua.
Mắc khén là loại cây đã có ở địa bàn xã Phổng Lập từ lâu. Có những cây mắc khén cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Thế nhưng, do là loại cây tự nhiên, không cần người trồng, chăm bón, lại không thể sinh tồn nếu có các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, nên dù có giá trị kinh tế cao hơn một số cây trồng khác của địa phương, cây mắc khén cũng chưa được chú trọng đầu tư, phát triển.
Mắc khén là một trong những loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc, có mùi thơm dịu chứ không mạnh như hạt tiêu, không cay như ớt, mà tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm. Ảnh: Văn Ngọc
Cũng theo Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập, những năm gần đây, phát hiện ra tiềm năng, lợi thế của loại cây này, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy Thuận Châu, Đảng ủy xã Phổng Lập đã tích cực nghiên cứu, khảo sát cụ thể mật độ, số lượng và diện tích của cây. Từ đó, xây dựng các mô hình phát triển phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, đã triển khai mô hình "Quả mắc khén đạt OCOP", đưa mắc khén trở thành một sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của địa phương.
Lựa chọn được cây trồng phù hợp để xây dựng thương hiệu, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Chủ chương này đã được triển khai đến các bản, chi bộ bản để người dân được tiếp cận và triển khai có hiệu quả. Và chỉ cách đây hơn 2 tháng, vào ngày 26/4, Hợp tác xã Nông nghiệp Phổng Lập cũng đã được thành lập.
Xã Phổng Lập hướng dẫn nông dân cánh thu hái, bảo quản hạt mắc khén. Ảnh: Văn Ngọc
Ông Lò Văn Hoan, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Để đưa được sản phẩm quả mắc khén ra thị trường và để có được một thương hiệu riêng, thì chúng tôi cũng đưa vào những sản phẩm OCOP của huyện. Thứ nhất là để tạo ra một sản phẩm có thương hiệu riêng, có giá trị cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai nữa là để mang lại nguồn lợi cho bà con. Thời gian tới, phải có một vùng nguyên liệu. Sau đó là đưa ra quy trình sản xuất, đóng gói bao bì sản phẩm. Sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường để kết nối với thị trường, tạo ra thương hiệu riêng cho sản phẩm mắc khén của Phổng Lập.
Quyết phải tạo ra một sản phẩm có thương hiệu riêng, có giá trị cạnh tranh trên thị trường, mang lại nguồn lợi cho bà con, Đảng ủy xã Phổng Lập đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của địa phương. Từ đó đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Các ủy, chính quyền trên địa bàn phối hợp với phòng NN&PTNT huyện lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng sản phẩm OCOP đối với quả mắc khén. Hơn 350 đảng viên ở 19 chi bộ tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể sản phẩm phát triển và hoàn thiện sản phẩm, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, giúp bà con nông dân từng bước làm quen với kinh tế hàng hóa.
Quả mắc khén được phơi khô. Ảnh: Văn Ngọc
Trên địa bàn bản Ban Lềm có khoảng 10ha cây mắc khén mọc tự nhiên. Sản lượng đạt trên 10 tấn quả tươi mỗi năm, với giá thành giao động từ 35.000 - 60.000đ/kg. Hướng đến xây dựng quả mắc khén thành sản phẩm OCOP, bà con trong bản thường xuyên được cán bộ chuyên môn các cấp và chi ủy chi bộ bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn cách chăm sóc, thu hái mắc khén đúng kỹ thuật để sản phẩm quả mắc khén đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Ông Lò Văn Lả, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Ban Lềm, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Năm 2015 trở về đây, các hộ trồng cây cà phê và cây chè mới trồng xen cây mắc khén. Cây mắc khén giúp bà con phát triển kinh tế, bán được giá, tiêu thụ thì cũng dễ, có thương lái tới tận bản thu mua. Cây mắc khén cho thu nhập cao gấp 3 lần so với sản xuất cây chè với cây cà phê. Trong thời gian qua, được cấp ủy, chính quyền, UBND xã tuyên truyền cho bà con nhân dân là sản phẩm OCOP sẽ được giá sản phẩm cao hơn, mà thu nhập nó cũng cao hơn.
Cũng theo Bí thư chi bộ, Trưởng bản Ban Lềm, thực hiện chủ chương của Đảng ủy xã Phổng Lập, để nâng cao giá trị của hạt mắc khén, cũng như xây dựng thương hiệu hạt mắc khén trở thành sản phẩm OCOP, chi bộ bản đã vận động bà con nhân dân tập trung chăm sóc, khai thác, cũng như bảo tồn khi khai thác cây mắc khén ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng đẩy mạnh trồng mới thêm diện tích cây trồng này.
Xã Phổng Lập đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên nông dân chăm sóc cây mắc khén. Ảnh: Văn Ngọc
Gia đình anh Quàng Văn Liên ở bản Ban Lềm, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trước đây cũng trồng chè và cà phê như các hộ dân khác ở địa phương. Từ ngày được các cán bộ xã và chi ủy chi bộ phân tích về giá trị kinh tế của cây mắc khén, anh và gia đình cũng chú ý nhiều hơn đến loại cây này. Từ đó đến nay, gia đình anh có thêm một nguồn thu nhập nữa.
Anh Liên chia sẻ: Hiện tại cây mắc khén nhà tôi có khoảng 30 - 35 cây. So với các cây trồng khác thì cây mắc khén không cần chăm sóc vì nó là tự nhiên. So với cây chè và cây cà phê thì cây mắc khén thu được lợi nhuận dễ hơn và làm dễ dàng hơn. Không bón phân, không phun thuốc, cứ đến mùa là mình đi thu về bán thôi, giá trị cao hơn so với các cây khác. Gia đình chúng tôi mong muốn sau này sẽ được nhân rộng để chúng tôi có thu nhập ổn định hơn, đầu ra ổn định hơn.
Việc xây dựng sản phẩm OCOP từ quả mắc khén góp phận xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ảnh: Văn Ngọc
Cũng theo ông Quàng Văn Chinh, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, trên địa bàn xã Phổng Lập hiện có tổng diện tích cây mắc khén đạt hơn 30ha, với số lượng trên 5.000 cây. Nhiều hộ gia đình đã dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích các cây giá trị kinh tế thấp, dần thay thế bằng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó có cây mắc khén. Một số địa bàn cũng bắt đầu thử nghiệm trồng cây mắc khén, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc khén.
Đảng ủy, Ủy ban cũng phải tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nhân rộng, trồng nhiều cây mắc khén. Nghiên cứu để cây mắc khén khi bói hoa, bói quả có sản lượng cao hơn và tốt hơn. Khi thành sản phẩm OCOP sẽ mang lại thu nhập ổn định cho người trồng và nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao được thu nhập cho người dân ở khu vực xã Phổng Lập.
Thực tế tại Đảng bộ xã Phổng Lập cho thấy, lựa chọn, nhân rộng các mô hình phù hợp trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo được sự đồng thuận và niềm tin trong nhân dân. Nhờ đó, không chỉ từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Mắc khén là một trong những loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc. Đây được coi là "đệ nhất gia vị Tây Bắc" - là linh hồn của các nhiều món ăn ngon vùng Tây Bắc như chẩm chéo, trâu gác bếp...
Mắc khén có mùi thơm dịu chứ không mạnh như hạt tiêu, không cay như ớt, mà tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm. Mắc khén được dùng nhiều trong ẩm thực của người dân vùng cao, là loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào miền Tây Bắc. Nó được dùng để ướp cho các món nướng như: cá nướng, gà nướng, thịt nướng... để át mùi tanh và tăng phần hấp dẫn cho món ăn.
Mắc khén cũng được dùng cho nhiều món khác như chiên, kho; tẩm ướp thịt sấy khô, thịt gác bếp, thịt hun khói; cho vào nước chấm. Mắc khén cũng được dùng để chấm cùng xôi nếp nương. Đặc biệt, đây còn là nguyên liệu không thể thiếu trong món đặc sản của người Tây Bắc - chẩm chéo.
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Khán đài với sức chứa hơn 5.000 chỗ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) cơ bản đã hoàn thiện.
Theo chuyên gia, ngành môi giới bất động sản đang đối mặt với “cơn bão ngầm” mang tên chứng chỉ hành nghề, khi quy định đã có nhưng hệ thống triển khai lại rối rắm, thiếu đồng bộ.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Đổi mới sáng tạo có thể tận dụng được thành tựu Khoa học công nghệ của toàn cầu, đưa công nghệ của toàn cầu chạm được nhiều hơn vào thực tiễn Việt Nam.
Cảnh sát đang truy bắt đối tượng bịt mặt, cầm dao bầu xông vào Phòng giao dịch Phú Mỹ của một ngân hàng ở huyện Chương Mỹ (TP.Hà Nội).
Khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ có nhiều cán bộ công chức cấp tỉnh từ Bình Phước về Đồng Nai làm việc. Tỉnh Đồng Nai xác định, cần chuẩn bị tốt trụ sở làm việc và nhà ở công vụ phục vụ cho lực lượng cán bộ công chức này.
Nhắc tới tình cảm của Bác Hồ với đồng bào miền Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm rơi nước mắt nói: "Hôm nay, chúng ta có thể báo cáo với Bác rằng ước nguyện lớn lao ấy đã được các thế hệ con cháu thực hiện bằng tất cả máu, nước mắt và ý chí sắt đá".
Theo trợ lý HLV Nguyễn Đức Thắng, Viktor là một cầu thủ tài năng, có kỹ năng chơi bóng toàn diện, nhưng vì còn trẻ, nên ý thức chiến thuật của tiền vệ Việt kiều Nga cao 1m80 này còn kém, cần phải hoàn thiện hơn nữa trong tương lai...
Chiều 21/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp với các bộ, ngành liên quan về việc nghiên cứu thành lập quỹ phát triển nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội; nhà ở cho công nhân thuê; nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi thuê, mua…).
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Xuân Duy - Chủ tịch UBND Phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang tiến hành xác minh, truy tìm công ty đổ hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tràn lan ra đường.
Theo luật sư, Luật Đất đai 2024 đã có những điểm mới về điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp so với Luật Đất đai 2013 khi đã mở rộng, cho phép chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định tâm tư rằng, ông nhận được rất nhiều tin nhắn với đề xuất khác nhau, về đặt tên gọi cấp xã. "Mấy hôm nay, tôi rất trăn trở, không ngủ được. Phải coi hết các tỉnh đặt tên kiểu gì, để suy nghĩ, phải đúng với thực tế và nguyện vọng đại đa số người dân", ông Dũng nói.
Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa đề xuất hỗ trợ chỗ ở và phương tiện cho hơn 1.400 cán bộ sau khi sáp nhập với tỉnh Ninh Thuận.
Với diện tích hơn 2.811km2, Tương Dương (tỉnh Nghệ An) là địa phương cấp huyện có diện tích rộng nhất cả nước. Sau sắp xếp, huyện nay dự kiến còn 9 xã. Các xã mới được đặt tên ghép theo tên cũ Tương Dương theo thứ tự từ Tương Dương 1 đến Tương Dương 9.
Một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đang dấy lên sau khi kênh truyền hình Fox News của Mỹ bị phát hiện mô tả thủ đô Kiev của Ukraine là "thành phố của Nga" trong một bản tin gần đây.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn thành phố Hoa Lư, cho thấy sự chủ động và quyết liệt của tỉnh trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm du lịch.
"Trường hợp Quang Linh Vlog là một ví dụ rất đáng tiếc... khiến chúng tôi thật sự đau lòng", ông Lê Quang Tự Do – Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử chia sẻ.
CLB CAHN sứt mẻ lực lượng nghiêm trọng sau trận hòa không bàn thắng với CLB TP.HCM ở vòng 19 V.League 2024/2025.
Ngày 21/4, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai cho hay, Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ Xây dựng khẳng định việc đầu tư tuyến đường giao thông kết nối 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai là cần thiết.
Theo dự thảo Đề án sắp xếp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh mới dự kiến tên là Bắc Ninh và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Bắc Giang. Trước đó, tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch trung tâm hành chính mới (trên 10.000ha) tại khu vực phường Hương Gián, Tân An - thành phố Bắc Giang.
Tôi đến Khâu Vai vào một sớm tháng ba, khi sương mù còn phủ trắng những vách núi đá tai mèo của huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Người ta nói, ai chưa từng đi chợ tình Khâu Vai thì chưa thấu hết nỗi lòng người miền đá. Tôi đến từ phương xa, đứng giữa rừng người nơi chợ tình, không khỏi thấy mình nhỏ bé giữa những câu chuyện tình vừa thực vừa mơ.
Nhằm đưa dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island đến gần hơn với công chúng và giới đầu tư, ngày 18/4, Sun Group đã khai trương Văn phòng bán hàng và trưng bày Sun Gallery Cat Ba với những điểm nhấn thiết kế độc đáo.
Giá sầu riêng hôm nay, ngày 21/4: Sầu riêng Ri6 VIP có giá từ 70.000 - 72.000 đồng/kg, Ri6 loại A ở mức 55.000 - 58.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 loại B ở mức từ 35.000 – 38.000 đồng/kg; Sầu riêng Thái VIP có giá 110.000 – 112.000 đồng/kg, sầu riêng Thái A có giá từ 95.000 - 97.000 đồng/kg, sầu riêng Thái loại B có giá từ 75.000 - 77.000 đồng/kg.
Hơn 50 doanh nghiệp, tổ chức hàng đầu trong và ngoài nước, trong đó có nhiều tập đoàn top đầu thế giới hội tụ tại Ngày hội Nghề nghiệp VinUni 2025 cuối tuần qua được xem là một minh chứng cho vị thế và uy tín toàn cầu của VinUni.
Ukraine cho biết, tổn thất nặng nề đã buộc quân đội Nga phải quyết định rút lui khỏi mặt trận Pokrovsk, theo New Voice of Ukraine.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện 2 xã Cao Sơn và Long Sơn, huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An). Hiện có 7 hộ dân nuôi lợn ghi nhận dịch tả lợn châu Phi. Huyện Anh Sơn ví như 'thủ phủ' nuôi lợn của Nghệ An, nơi có tổng đàn lợn hơn 65.000 con, địa phương này lo dịch sẽ diễn biến phức tạp.
Trong 2 ngày cuối tuần qua (ngày 19 và 20/4), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đóng điện, đưa vào vận hành 6 công trình/hạng mục công trình lưới điện 110kV trên địa bàn các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng, Cà Mau, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Hơn 323.000 cử tri tại Lâm Đồng đã được cơ quan chức năng lấy ý kiến về việc sáp nhập Lâm Đồng - Bình Thuận - Đắk Nông để thành lập tỉnh mới lấy tên là Lâm Đồng.
Chủ tịch Đà Nẵng cho biết đang tổng hợp ý kiến của người dân về đề xuất đặt tên các phường, xã mới sau khi sáp nhập.
Sau khi bị mất Đà Nẵng (ngày 29/3/1975), tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trực tiếp vạch kế hoạch và đôn đốc ngụy quân Sài Gòn tổ chức một tuyến phòng thủ mới, kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó, Xuân Lộc là điểm trọng yếu. Dù được bảo vệ bằng lực lượng hùng hậu, nhưng cuối cùng, “cánh cửa thép” Xuân Lộc đã bị quân ta đập tan, mở ra thế trận mới trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Mới đây, HĐND TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã ra Nghị quyết về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường.