Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua?

Lê Giang Thứ năm, ngày 16/03/2023 10:24 AM (GMT+7)
Từng được xem là trường đua hàng đầu châu Á, nay Trường đua Phú Thọ chỉ còn là hoài niệm của người dân Sài thành. Các dự án thể thao vẫn dang dở, và những dấu tích ngày nào đã trở thành hoang phế.
Bình luận 0
Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 1.

Được người Pháp xây dựng từ năm 1932 với diện tích 444.540 m2, Trường đua Phú Thọ (quận 11) là trường đua ngựa duy nhất của Sài Gòn và Việt Nam. Lúc bấy giờ Phú Thọ được xếp hạng là một trong những trường đua lớn nhất nhì châu Á. Theo thống kê, những năm 60, trường đua Phú Thọ có khoảng 200 ngựa đua chính hiệu với nhiều lượt đua, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của dân mê đua ngựa. Ngựa đua theo các cự ly 800 m, 1.000 m, 1.200 m, 1.700 m, 2.400 m và dài nhất là 3.000 m. Để duy trì hoạt động hàng tuần, người ta phải thuê thêm ngựa cỏ kéo xe ở các nơi để tổ chức cho đủ 10-12 ngựa mỗi đợt.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 2.

Đến năm 1975, trường đua tiếp tục bị gián đoạn vì thời cuộc. Ngày 11/3/1989, Trường đua Phú Thọ được hồi phục, mang tên CLB thể thao Phú Thọ. Lúc đó, nơi đây có hơn 600 ngựa đua và 70 tay nài. Đến tháng 6/2004, Câu lạc bộ thể thao Phú Thọ hợp tác với Công ty TNHH Thiên Mã nâng cấp cơ sở hạ tầng của trường đua và quản lý hoạt động đua ngựa với trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, Trường đua Phú Thọ cũng là nơi đầu tiên tại Việt Nam sử dụng giống ngựa đua thuần chủng được nhập từ Australia, gồm 40 con. Các đợt đua diễn ra vào ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 3.

Ngày 31/5/2011, theo chủ trương của UBND TP.HCM, trường đua bị đóng cửa để xây dựng Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao. Đến 23/5/2013, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định thành lập Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT TP.HCM, trên cơ sở hợp nhất Trường Nghiệp vụ Thể dục thể thao, Trung tâm Đào tạo VĐV Võ thuật thành phố, CLB Thể thao Phú Thọ trực thuộc Sở VHTT&DL, do ông Mai Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL TP.HCM khi đó, làm Giám đốc.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 4.

Sau 12 năm, nơi đây không còn nhiều dấu tích của một trường đua ngựa thuở nào. Khách bộ hành đi ngang số 2 đường Lê Đại Hành, quận 11 (TP.HCM), nếu để ý kỹ mới nhận thấy bức tượng chú ngựa đua bên cạnh cổng Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT TP.HCM.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 5.

Phía trong cổng vào là quầy bán vé xem đua ngựa và quầy đặt cược của Trường đua trước đây. Hiện nay không sử dụng và được biến thành bãi để xe ô tô.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 6.

Giá vé vào xem đua ngựa của 12 năm trước vẫn còn trên các quầy bán vé.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 7.

Ở cổng vào bên hông cũng được bố trí rào chắn để dành cho người đi bộ và hạn chế xe ra vào.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 8.

Khu vực bảng tên nài ngựa, đường đua và báo kết quả của trường đua trước đây, nay trở thành khu hoang phế.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 9.

Khán đài của Trường đua Phú Thọ sau nhiều năm không sử dụng nay đã xuống cấp phủ rêu khắp chốn.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 10.

Những khán đài này trước đây là sự náo nhiệt của hàng ngàn người dân xem đua ngựa, nay vắng vẻ, hoang phế.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 11.

Dãy nhà khu ở của các nài ngựa và nuôi nhốt ngựa nay được bố trí thành phòng tập cho các vận động viên Taekwondo. Tuy nhiên, khung cảnh còn bề bộn và xuống cấp.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 12.

Một dấu tích khác của Trường đua Phú Thọ còn xót lại giữa đám cỏ hoang.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 13.

Tấm biển của Trường đua bị dây leo quấn quanh nhiều lớp sau nhiều năm tháng không được chăm sóc dọn dẹp.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 14.

Theo định hướng, quy hoạch cơ sở vật chất, tại Trung tâm sẽ có 1 trường cấp 3 cùng công viên cây xanh, để kết hợp tận dụng sân bãi phát triển thể thao cộng đồng. Nhưng nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện cơ sở vật chất để đào tạo chuyên sâu cho các VĐV trọng điểm trong tương lai, chuẩn bị lực lượng VĐV tài năng cho thể thao Việt Nam.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 15.

Ông Mai Bá Hùng, Nguyên Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM – Nguyên Giám đốc Huấn luyện và Thi đấu TDTT TP.HCM, cho biết: “Ban đầu chúng tôi đã tận dụng cơ sở vật chất sẵn có cải tạo và sử dụng ngay để phục vụ cho nhu cầu một số môn. Trong giai đoạn 2014-2015, khi cơ sở vật chất đã tạm ổn định, chúng tôi đã di dời một số môn đang tập luyện ở Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng về đây để đào tạo và huấn luyện tập trung. Trung tâm quản lý trực tiếp 17 môn trọng điêm, số còn lại giao cho các đơn vị sự nghiệp quản lý...”

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 16.

Hiện khu đất định hướng xây dựng trường cấp 3 cùng công viên cây xanh, để kết hợp tận dụng sân bãi phát triển thể thao cộng đồng vẫn được các đơn vị tư nhân thuê để làm các sân bóng đá 11 người cỏ tự nhiên và hàng loạt sân cỏ nhân tao 5 người, 7 người để phục vụ người dân tập luyện thể thao.

Trường đua Phú Thọ còn lại gì sau 12 năm ngựa rời đường đua - Ảnh 17.

Sau hơn 90 năm ra đời, trường đua một thời được xếp hạng nhất nhì châu Á cùng quá khứ lẫy lừng của nó giờ chỉ còn trong ký ức người Sài Gòn. Con ngựa đua cuối cùng còn được nuôi tại Trường đua Phú Thọ đang nhìn về phía xa xăm, nhớ một thời tung hoành trên đường đua, phía xa là những toà cao ốc hiện đại.

Trường đua Phú Thọ sau 12 năm ngựa rời đường đua.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem