Xuýt xoa trước mâm cơm cữ "chị dâu quốc dân" nấu cho em dâu mỗi ngày

Mộc Thứ hai, ngày 16/05/2022 08:26 AM (GMT+7)
Qua 2 lần sinh, chị Thanh Thi hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ ở cữ nên chuẩn bị cho em dâu những mâm cơm cữ ngon miệng, ăn uống khoa học nhưng không quá kiêng khem.
Bình luận 0

Chị dâu nấu cho em dâu những bữa cơm cữ đầy yêu thương

Chuyện ở cữ, ăn cơm cữ luôn là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm, bởi không phải ai cũng được như ý đặc biệt là do nhiều quan niệm khác biệt về chế độ ăn uống sau sinh.

Và theo lẽ thường thì mẹ đẻ hoặc mẹ chồng sẽ là người chăm sóc cho sản phụ trong những ngày đầu tiên ấy bở họ là người giàu kinh nghiệm, lại gần gũi nên mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

Cơm  - Ảnh 1.

Mỗi bữa một thực đơn cơm cữ khác nhau nhưng luôn có đủ các món mặn, canh, rau, bát cơm trắng theo sức ăn và hoa quả tráng miệng.

Ấy thế nhưng đôi khi cũng có những ngoại lệ, người ta thường nói "chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi", nhưng trong câu chuyện dưới đây thì chính người chị dâu lại xắn tay vào bếp nấu những mâm cơ cữ bắt mắt cho em dâu.

Không những thế, thực đơn cơm cữ lại còn thường xuyên đổi món cho đỡ ngán khiến nhiều người xuýt xoa.

Khi được hỏi về động lực giúp chị chăm chút những mâm cơm ở cữ cho em dâu như vậy, chị Lê Thị Thanh Thi ( 32 tuổi, sinh sống tại TP. Hội An, Quảng Nam) tâm sự rằng, em dâu quê ở Đắk Lắk, nhưng lấy chồng và sống ở Đà Nẵng.

Cơm  - Ảnh 2.

Chị Thanh Thi vui vẻ bên các con và cháu ( con mới sinh của em dâu). Ảnh: NVCC

Công việc rất bận nên khi kết thúc và bàn giao công việc ở công ty thì hôm sau chuyển bụng đi đẻ luôn, quê ngoại ở xa nên không về được, mặt khác cả mẹ đẻ em dâu và mẹ chồng chị đều lớn tuổi nên không chăm được.

Chị Thanh Thi chia sẻ, qua hai lần sinh nở chị mắn được mẹ đẻ chăm lúc ở cữ ( bé đầu 3 tháng, bé sau 1 tháng) nên thấu hiểu được sự vất vả mệt mỏi và stress nếu trong khoảng thời gian ở cữ không có người phụ chăm sóc.

Vì vậy, chị đã đề nghị em dâu sau khi xuất viện thì cả 3 mẹ con về nhà chị để chăm cữ. Mặc dù, còn phải lo cho 2 đứa con nhỏ nữa, chồng chị đi làm bộ đội chiều tối mới về, khi chăm thêm 3 mẹ con em dâu chỉ thêm lượng thức ăn thôi nên cũng không gặp vấn đề gì cả .

Cơm  - Ảnh 1.

Chị Thanh Thi áp dụng cơm cữ khoa học, không quá kiêng khem nhiều.

Thực đơn cơm cữ khoa học, giúp mẹ khỏe con ngoan

Chị Thanh Thi cho hay, mỗi bữa ăn chị không mất nhiều thời gian để lên thực đơn vì mỗi ngày, trước khi nấu, chị đều hỏi em dâu về sở thích, nhu cầu và chiều theo ý của em.

Tuy nhiên, do em dâu mới sinh xong nên chị cũng rất cẩn thận luôn thăm dò cơ thể mẹ và bé sau các bữa ăn để kịp thời điều chỉnh. Trộm vía mẹ không tăng cân mà em bé cũng không gặp vấn đề gì về tiêu hoá. Bên cạnh đó mỗi khi đổi món mới, chị lên mạng tìm hiểu để đảm bảo món ăn an toàn cho mẹ và bé.

Chị Thanh Thi tâm sự rằng, bản thân chị trước đây ở cữ được mẹ đẻ chăm theo kiểu truyền thống nên mâm cơm không đa dạng, thực đơn thường lặp lại dẫn đến bị chán ăn, khô khan nên từng bị táo bón sau sinh.

Cơm  - Ảnh 2.

Trước khi nấu cơm cữ, chị đều hỏi em dâu về sở thích, nhu cầu và chiều theo ý của em.

Rút kinh nghiệm, đến khi sinh bé thứ 2 chị bàn với mẹ ăn cơm cữ theo khoa học thì tình trạng táo báo sau sinh không còn nữa. Nên khi chế biến cơm cữ cho em dâu, chị Thanh Thi cho em dâu ăn uống da dạng đầy đủ chất, thực phẩm đảm bảo được nấu chín kỹ càng, vừa ăn vừa lắng nghe cơ thể và quan sát em bé sau mỗi cữ bú.

Chị em dân: "cứ đối xử thật tâm sẽ nhận được điều tốt đẹp"

Chị Thanh Thi bộc bạch, em dâu luôn cảm ơn vì được mình nấu cho những bữa cơm cữ vừa đủ chất vừa ngon miệng, nên bữa nào cũng ăn sạch thức ăn mình chuẩn bị. Hiện tại cả mẹ đã khoẻ hơn rất nhiều, em bé trộm vía tăng cân ổn định. Mẹ bé vẫn đủ sữa cho bé bú.

Cơm  - Ảnh 4.

Nhờ được chăm sóc chu đáo nên em dâu chị Thanh Thi phục hồi sức khỏe sau sinh.

Chị Thanh Thi nhớ lại, đêm đầu tiên khi em dâu về nhà mình ngủ, do ngực cương tức nhưng sữa không thông được làm em bé bú không no nên bé quấy về khuya. Mình nghe cháu khóc thì chạy lên xem thế nào, thấy em dâu nhăn nhó kêu đau tức quá vậy là hai chị em hì hục massage rồi nặn từng giọt sữa chảy ra.

Cứ làm được 5-10 phút thì để em dâu nằm nghỉ một chút cho đỡ đau lưng. Cứ vậy đến hơn 3 giờ sáng bầu ngực cũng đã mềm hơn và em dâu cũng dịu cơn đau. Đến sáng ra thì có người bên dịch vụ sau sinh đến hỗ trợ thông tia sữa mới hết hẳn.

Cơm  - Ảnh 5.

Những mâm cơm với đa dạng các món ăn bổ dưỡng được chị Thi chế biến rất tỉ mỉ, cẩn thận.

Chị Thanh Thi hài hước nói, mình vẫn nghe người ta nói : "Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi", tuy nhiên với mình "chừng nào lủng đã hay bây giờ đít nồi vẫn còn nguyên", và mình luôn tâm niệm cứ đối xử thật tâm thì người ta cũng sẽ dùng tâm để đối đãi với mình. Mình suy nghĩ vậy và luôn dạy con gái mình như thế.

Cùng xem thêm những bữa cơm cữ ngon miệng, đủ chất của chị Thanh Thi dành cho em dâu:

Cơm  - Ảnh 6.

Mối quan hệ chị em dâu vốn không dễ dàng, và vì thế những mâm cơm chăm bẵm người đẻ với đủ chất dinh dưỡng và kỳ công thay món mỗi ngày của chị Thanh Thi khiến mọi người tràn cảm xúc.

Cơm  - Ảnh 7.

Cơm  - Ảnh 8.

Cơm  - Ảnh 9.

Cơm  - Ảnh 10.

Cơm  - Ảnh 13.

Cơm  - Ảnh 26.

( Ảnh trong bài do NVCC)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem