Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng (Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008).
Vậy, thuế VAT là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
VAT tiếng Anh là Value Added Tax.
Năm 1954, Pháp là ban Luật Thuế giá trị gia tăng. Đây cũng là nước đầu tiên trên thế giới ban hành luật về VAT.
Đến nay, thuế VAT đã được áp dụng rộng rãi trên hầu như toàn bộ các nước trên thế giới (khoảng 130 quốc gia).
Ở Việt Nam, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 9, Quốc hội đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng.
Ngày1/1/1999, Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
Ai phải nộp thuế VAT?
Ngày 31/12/2013, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
Tại Điều 3 Thông tư 219 quy định về người nộp thuế VAT như sau:
Người nộp VAT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu VAT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Người nộp thuế VAT bao gồm:
Thứ nhất, các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
Thứ 2, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
Thứ 3, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Thứ 4, cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Thứ 5, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Thứ 6, chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Thuế VAT bao nhiêu phần trăm (%)?
Theo quy định tại Thông tư 219/2013, có 3 mức thuế suất VAT là 0%, 5% và 10%.
10% VAT áp dụng cho loại mặt hàng nào?
Theo Điều 11 Thông tư 219, 10% VAT là mức thuế suất được áp dụng cho đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Nghĩa là thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không không thuộc trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng, chịu thuế 0%, 5%.
Các mức thuế suất 5%, 10% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
10% VAT là bao nhiêu tiền?
Ví dụ 1:
Khi mua một chiếc tivi giá 20 triệu đồng nhưng trong hóa đơn có dòng "Thuế VAT" đi kèm đó là 10% giá trị hàng hóa, dịch vụ đó. 10% VAT là bao nhiêu tiền?
Vậy, khi chiếc tivi giá 20 triệu đồng thì 10% VAT của chiếc ti vi 2 triệu đồng. Nghĩa là bạn sẽ phải thanh toán 22 triệu đồng.
Ví dụ thứ 2: Cách tính thuế VAT khi đi ăn
Trường hợp khác, việc đi ăn ở nhà hàng, khi thanh toán khách hàng vẫn gặp những trường hợp trên hóa đơn có ghi Thuế VAT 10%. Điều này có nghĩa là ngoài số tiền gốc phải trả cho bữa ăn, khách hàng phải thanh toán thêm 10% giá trị gia tăng.
Tổng tiền phải trả = Giá thanh toán : (1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (10%))
Nếu hóa đơn bữa ăn là 2 triệu đồng thì khách hàng sẽ phải trả tổng số tiền là 2,2 triệu đồng thêm 10% VAT.
Ví dụ thứ 3:
Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.