Theo người dân làm lúa ở Cà Mau, sau khi thu hoạch lúa, cá đồng sẽ dồn vào các đìa còn nhiều nước khi mùa khô đến. Tại đây, bà con sẽ cùng nhau bắt nhiều loại cá đồng dưới đìa, sau đó chọn những con cá lóc to nhất để nướng trui, chia sẻ thành quả sau những giờ lao động vất vả.
Những năm gần đây lượng cá đồng đã giảm đáng kể, cũng từ đó giá trị kinh tế cao hơn hẳn. Tuy nhiên, phần lớn cá sau khi tát đìa sẽ được chia cho người thân và những người bắt cá phụ. Thông thường, các loại cá đồng bắt được nhiều nhất là cá lóc, cá rô, cá thác lác, cá sặc,…
Lội bùn tát đìa bắt cá đồng là một nét đẹp trong văn hóa người miền Tây. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Nguyễn Văn Giang (xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), theo quy luật tự nhiên, nhiều loại cá đồng sẽ men theo đường nước tìm đến các ao, đìa còn nhiều nước để sinh sống. Lúc này, người dân ở đây sẽ dùng máy tát cạn nước trong các đìa để bắt cá. Thông thường bà con phải nhờ anh em hàng xóm đến bắt cá phụ. 4-5 người sẽ cùng nhau lội bùn bắt cá.
Cũng theo ông Giang, mỗi đìa cá đồng phải mất từ 3-5 giờ để bắt hết cá, tùy theo đìa lớn hay nhỏ. Sau khi bắt hết cá, thông thường chủ nhà sẽ chọn những con cá lóc to nhất để nướng trui bằng rơm.
Dân Việt xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh anh em hàng xóm cùng nhau lội bùn tát đìa, bắt cá đồng nướng trui ăn:
Người dân dùng máy tát cạn nước trong đìa. Ảnh: Chúc Ly.
Người bắt cá phải chịu khó lội xuống đìa, dùng tay bắt những con cá vui dưới bùn. Ảnh: Chúc Ly.
Nhiều loài cá được bắt bằng tay không. Ảnh: Chúc Ly.
Cá sẽ được lựa và rửa sạch trước khi đem bán hoặc cho người thân, bạn bè. Ảnh: Chúc Ly.
Thành quả sau một buổi lội bùn tát đìa, bắt cá đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Những con cá lóc đồng to sẽ được chủ nhà bắt nướng trui đãi khách, anh em phụ bắt cá. Ảnh: Chúc Ly.
Mâm cơm với toàn cá đồng sẽ níu dân những ai một lần được thưởng thức. Ảnh: Chúc Ly.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.