Hà Nội: Bảng giá đất cao từ 2 - 6 lần mức cũ sẽ tác động như thế nào đến thị trường?
Hà Nội: Bảng giá đất cao từ 2 - 6 lần mức cũ sẽ tác động như thế nào đến thị trường?
Thái Nguyễn - Phương Thảo
Thứ hai, ngày 23/12/2024 08:46 AM (GMT+7)
Hà Nội vừa công bố bảng giá đất mới với mức tăng mạnh, tạo ra cơ hội cải cách quản lý đất đai. Tuy nhiên, nhiều, ý kiến cho rằng, quyết định này cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là đối với người dân thu nhập thấp.
Hà Nội vừa công bố bảng giá đất mới với mức tăng cao gấp 2 - 6 lần so với bảng giá cũ, có nơi lên tới 700 triệu đồng/m2. Quyết định này được cho là bước tiến quan trọng nhằm phản ánh sát giá trị thực của thị trường, đồng thời cải thiện công tác quản lý đất đai.
Tuy nhiên, động thái này cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với cả người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bảng giá đất mới sẽ mang lại những thay đổi đáng kể. Tăng tính minh bạch trong nghĩa vụ tài chính, nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm đất đai và rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng là những lợi ích nổi bật. Song, mặt trái của nó là những áp lực tài chính đè nặng lên người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp.
Bảng giá đất mới: Bước tiến quan trọng trong quản lý đất đai
Bảng giá đất mới giúp tạo ra sự đồng thuận giữa doanh nghiệp và người dân, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giảm chi phí đội vốn cho các dự án. Đây là lợi ích chung cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
ông Điệp nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, cho rằng: Việc công bố bảng giá đất mới sẽ tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý đất đai. Trước đây, việc định giá đất thường không sát với giá trị thực, dẫn đến nhiều khó khăn trong đàm phán bồi thường và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Khi có bảng giá đất mới, các vướng mắc này sẽ được tháo gỡ.
Đồng quan điểm, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, việc điều chỉnh bảng giá đất là xu thế tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và nhu cầu khai thác nguồn lực đất đai ngày càng lớn.
"Nhiều vị trí ở trung tâm Hà Nội có mức giá gần 700 triệu đồng/m2 cho thấy, bảng giá đất phản ánh giá trị thực, tiệm cận giá thị trường. Việc điều chỉnh này không chỉ bảo đảm tính minh bạch, công bằng, mà còn là cơ sở pháp lý thúc đẩy các dự án đầu tư công, giải phóng mặt bằng nhanh hơn và khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả hơn. Đây là bước tiến cần thiết trong quản lý đất đai”, ông Chính nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Chính cũng cảnh báo rằng bảng giá đất mới có thể gây khó khăn cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm chính sách khi thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Cụ thể, các đối tượng này sẽ gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ tài chính (đóng tiền sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Mặc dù, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, như cho nợ tiền sử dụng đất trong vòng 5 năm..., nhưng các chính sách này vẫn cần vận dụng linh hoạt hơn để giảm gánh nặng tài chính cho người dân.
Các địa phương cần học hỏi cách làm hiệu quả từ những nơi đã có kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn cho các trường hợp cụ thể từ người dân đến doanh nghiệp. Ngoài ra, việc công khai, minh bạch, giảm khoảng cách giữa bảng giá đất điều chỉnh với giá thực tế cũng là yếu tố quan trọng để ổn định thị trường.
ông Chính chia sẻ.
Ông Chính cũng nhấn mạnh, tình trạng một số cán bộ cơ sở ngại khó, ngại việc, dẫn đến cách thực hiện cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhấn mạnh: Trường hợp thuế, phí về đất đai cao không phù hợp với thu nhập của người dân thì cần nghiên cứu giảm tỷ suất tính thuế, phí, chứ không giảm giá đất.
Liệu có tiềm ẩn nguy cơ đầu cơ?
Một mối lo ngại khác là nguy cơ đầu cơ bất động sản. Dù bảng giá đất mới tăng mạnh, nhưng nhiều vị trí vẫn thấp hơn giá giao dịch thực tế trên thị trường. Điều này có thể trở thành "miếng mồi béo bở" cho các nhà đầu cơ, dẫn đến tình trạng bất ổn trên thị trường.
Anh Phạm Văn Quang, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Đông tâm sự, anh có mua mảnh đất rộng gần 60 m2 tại đường Cầu Bươu (sát bệnh viện K Tân Triều) từ đầu năm 2021, lúc đó anh mua giá 50 triệu đồng/m2, tuy nhiên trong bảng giá đất mới nhất, khu vực nhà anh dao động quanh 35,5 triệu đồng/m2.
Không những vậy, giá đất tăng cao sẽ đẩy chi phí sử dụng đất lên, dẫn đến việc giá nhà ở sẽ tăng theo. Ông Chính cho rằng, các cơ quan quản lý cần có biện pháp kiểm soát để tránh tình trạng đầu cơ bất động sản, gây bất ổn thị trường.
Đồng thời, cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách hỗ trợ như cho phép nợ tiền sử dụng đất hoặc giảm lãi suất, để giảm áp lực cho các đối tượng yếu thế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.