Việt Nam dẫn đầu thế giới về livestream bán hàng trên Facebook
Báo Nhật: Việt Nam dẫn đầu thế giới về livestream bán hàng trên Facebook
Mai Lan (Theo Nikkei Asia)
Thứ sáu, ngày 11/06/2021 08:10 AM (GMT+7)
Cùng với Thái Lan, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới trong việc dùng tính năng trò chuyện trong hoạt động bán lẻ hay còn gọi là livestream bán hàng. Facebook đưa ra nhận định này dựa trên lưu lượng tin nhắn được trao đổi giữa các nhà bán hàng và khách hàng.
Facebookđang có những bài học từ người dùng ở khu vực nông thôn Việt Nam trong bối cảnh mảng kinh doanh quảng cáo trở nên khó khăn hơn nhưng người bán hàng onlinetại Việt Nam lại kiếm được bộn tiền khi tích cực sử dụng ứng dụng video và chat để kết nối với khách hàng.
Theo Nikkei Asia, tại các vùng nông thôn Việt Nam, cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện và tỉ lệ sử dụng smartphone đang tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, xu hướng coi video và livestream (phát trực tiếp) được rất nhiều người yêu thích, báo cáo Facebook cho hay.
Trong báo cáo mới đây, cùng với Thái Lan, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về việc sử dụng chức năng trò chuyện trong bán lẻ trực tuyến. Nhận định này được Facebook đưa ra sau khi tiến hành thống kê lượng tin nhắn được trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Ông Khôi Lê, Giám đốc kinh doanh của Facebook tại Việt Nam cho biết: "Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi tại Mỹ rất bất ngờ. Hiện chúng tôi đang xây dựng nhiều tính năng để có thể mở rộng tiện ích cho người dùng toàn cầu. Nếu bạn đến từ Mỹ và thấy những thứ như thế này ở Việt Nam,mọi thứ rất thú vị".
Việt Nam đang là một thị trường quan trọng với Facebook. Theo báo cáo tài chính được công bố hồi tháng 1, Việt Nam đang là nguồn doanh thu lớn nhất với tại Đông Nam Á. Báo cáo cho biết trên toàn thế giới, "phần lớn" thu nhập của công ty đến từ quảng cáo.
Ông Khôi Lê cho rằng, thị trường nông thôn sẽ là bước tiến tiếp theo của Facebook. Theo Tổng cục thống kê, trong năm 2020, 62 triệu trong tổng số 98 triệu dân ở Việt Nam sống ở khu vực nông thông. Hơn thế nữa, xu hướng tiêu dùng của nhóm dân số này sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhóm dân số tại thành thị.
Facebook dự đoán chi tiêu ở khu vực nông thong dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ tăng 7% mỗi năm từ năm 2020 đến 2025, so với tỷ lệ tăng 2% ở thành phố.
Với người dùng nông thôn, video trực tuyến cũng lần đầu vượt qua TVvề lượt xem. Trong một báo cáo hồi tháng 4, , Facebook trích dẫn một cuộc khảo sát của công ty đầu tư truyền thông GroupM cho biết, nếu như TV là phương tiện thông tin chính vào năm 2018, đến năm 2020, tỷ lệ dùng TV giảm xuống 86% trong khi đó tỷ lệ dùng Internet tăng lên 91%. Cuộc khảo sát này thực hiện trên 4.500 người sống ở khu vực nông thôn Việt Nam.
"Tôi từng cho rằng người dùng ở nông thôn sẽ chưa thể sử dụng Internet thành thạo", ông Khôi Lê nói. Nhưng cuộc khảo sát của Facebook cho thấy 92% hộ gia đình đã có smartphone và họ dùng smartphone để chơi game, mua sắm và xem TV. "Họ đã rất thành thạo, sử dụng tất cả các công cụ họ có trong tay", ông Khôi Lê nói.
Nhận thấy người Việt Nam có thói quen xem video biến đổi khá nhanh, Facebook đã xác định một số lĩnh vực cần tập trung, bao gồm livestream (phát trực tiếp), chương trình truyền hình trên Facebook Watch, các video ngắn trên News Feed, bài đăng từ Instagram và cả video trên Stories (dạng bài đăng sẽ biến mất sau một thời gian).
Đối với thương mại điện tử, những tính năng liên quan đến video sẽ bổ sung thêm cho tính năng trò chuyện, bao gồm cả hình thức chatbot hoặc người bán hàng trực tiếp trả lời câu hỏi của khách hàng thông qua phát sóng trực tiếp.
Facebook kỳ vọng những công cụ này sẽ hỗ trợ các nhà bán lẻ kết nối với người dùng Facebook, đặc biệt là trong bối cảnh hệ điều hành phiên bản mới của Apple đang yêu cầu các ứng dụng phải xin phép người dùng rõ ràng trước khi theo dõi họ từ tháng 4.
Chính sách mới sẽ khiến những công ty mua dịch vụ quảng cáo kỹ thuật số của họ từ Google và Facebook - sẽ khó gửi các quảng cáo được nhắm mục tiêu đến khách hàng của họ hơn.
Mới đây, Apple đã công bố nhiều tính năng bảo mật hơn nữa cho các hệ điều hành mới nhất của mình, một động thái dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến quảng cáo trực tuyến.
Ông Ngô Hồng Phúc, giám đốc phát triển chiến lược của công ty marketing Vero, nhận định các nhà quảng cáo vẫn đang loay hoay tìm cách thích nghi với những chính sách riêng tư và bảo mật ngày càng khắc nghiệt của Apple.
Phúc Ngô, Giám đốc hoạch định chiến lược của công ty tiếp thị khu vực Vero, cho biết các nhà quảng cáo vẫn đang tìm cách thích ứng với chính sách theo dõi chặt chẽ hơn của Apple. Quảng cáo định hướng mục tiêu vẫn là hiệu quả nhất, trong khi chiến lược "thương mại xã hội" mà Facebook đang chào hàng chỉ đóng một "vai trò nhỏ" trong các chiến dịch ông Phúc đã quản lý.
"Trước khi thay đổi chính sách, bạn [có thể] phụ thuộc vào AI của Facebook, nó rất thông minh", ông Phúc nói, đề cập đến trí thông minh nhân tạo. "Bạn cho AI thời gian để nghiên cứu hành vi mục tiêu, chúng có thể quay lại với việc chuyển đổi thành mua hàng hiệu quả hơn."
Mặc dù vùng nông thôn Việt Nam đang dần trở nên giàu có hơn nhưng vẫn còn kém xa các thành phố. Mức lương tối thiểu hàng tháng ở Hà Nội là 4,4 triệu đồng, vẫn cao hơn so với 3 triệu đồng ở các tỉnh nghèo nhất.
Hơn nữa, việc tập trung vào video khiến Facebook sẽ khiến cạnh tranh trực diện hơn với YouTube và TikTok, các đối thủ mới nổi ở Việt Nam.
Thừa nhận thương mại điện tử đang giúp các đơn vị kinh doanh tiếp cận được khách hàng ở nông thôn, việc giao hàng đến nhóm người dùng này vẫn cực kỳ đắt đỏ.
Chi phí logistics tại Việt Nam đang tương đương 16,8% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, cao hơn mức trung bình Châu Á, theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020 của Bộ Công thương. Các công ty có thể quảng cáo sản phẩm tới người dùng nông thông song giao hàng sau một quảng cáo thành công lại là một vấn đề khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.