Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn ham đi?

Thứ tư, ngày 29/07/2020 07:15 AM (GMT+7)
Mùa mưa rộ lá bép, người dân các xã vùng cao ở Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) nườm nượp lên núi hái lá bép mang về sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.
Bình luận 0
Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 1.

Mùa mưa là mùa lá bép của đồng bào vùng cao tỉnh Bình Thuận. Dãy núi cao nằm giữa ranh giới xã Đông Giang và xã Mỹ Thạnh là nơi có hằng trăm ha lá bép đang ra lộc non xanh. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 2.

Hằng ngày, người dân xã Đông Giang vượt hơn 12 km băng rừng leo núi hái lá bép mang về ăn trong bừa thường nhật. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 3.

Mùa mưa, lá bép ra nhiều lá non, cả khu rừng hơn 700 ha trên núi cao hơn 650 m so với mực nước biển đầy lá bép thuộc tiểu khu 254 rừng Mỹ Thạnh. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 4.

Loại rau rừng này chỉ thích nghi với điều kiện khí hậu mát mẻ, ẩm ướt ở trên núi cao thuộc khu vực đèo Nam giáp ranh hai xã Đông Giang – Mỹ Thạnh. Người bản xứ cho biết loại rau này không thể trồng ở nhà, nên đến mùa phải lên rừng hái. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 5.

Anh Nguyễn Quốc Duy, người dân làng Rai, xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vượt gần chục cây số đường rừng, leo đèo lội suối mới có thể lên đây hái đặc sản truyền thống của đồng bào vùng cao. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 6.

Anh Duy cho biết, người dân trên này thường có câu nói‘muốn ăn lá bép phải đổ máu’, bởi người đi hái lá thường bị vắt cắn, máu chảy ròng ròng. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 7.

Vắt rừng thích sống trên vùng cao ẩm ướt, đó cũng là nơi có nhiều lá bép nhất tỉnh Bình Thuận, nên người đi hái lá không thể không bị vắt cắn. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 8.

Mỗi chuyến, mỗi người hái một gùi địu xuống núi,gia đình ăn khoảng một tuần, đồng thời chia sẻ với bà con trong xóm, để khi bận việc nếu thèm ăn lá bép họ sẽ được hàng xóm san sẻ lại. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 9.

Lá bép có màu xanh lục nấu càng rục ăn càng ngon, anh Mang Đông (xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) cho biết. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 10.

Chị K’ Thị Xiểng, 25 tuổi (xã Đông Giang) cho biết lá bép nấu được rất nhiều món. Ăn sống, luộc, nấu canh… đều được, nhưng ngon nhất là món canh ống nấu trong ống tre lồ ô có dằm cá suối nướng. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 11.

Lá bép là loại rau rừng giàu dinh dưỡng, từ xa xưa đã nuôi sống người dân các xã vùng cao La Dạ, Đông Giang, Hàm Thạnh, Hàm Cần… quanh núi Mỹ Thạnh. Ai đã ăn một lần thì rất khó quên trong cuộc đời. Ảnh: Việt Quốc.

Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá lạ này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn cứ ham đi? - Ảnh 12.

Canh lá bép ăn với cơm nấu ống lam, chắm muối ớt kèm cà khô là đặc sản số một của người Rai và K’ho cuối dãy Trường Sơn, nơi giáp ranh ba huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Ảnh: Việt Quốc.

Việt Quốc (Báo Bình Thuận)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem