Quảng Ninh: Cận cảnh lắp bơm dã chiến trên hồ nước ngọt "khủng" đang ngấp nghé mực nước "chết"

Tuấn Trọng - Nguyễn Thành Chủ nhật, ngày 26/07/2020 19:00 PM (GMT+7)
Do nắng nóng kéo dài, mực nước hồ Yên Lập - hồ nước ngọt "khủng" Quảng Ninh đang tiệm cận mực nước chết, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho người dân khu vực Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long và một số vùng lân cận. Quawaco đang triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn nước cho người dân nếu mực nước tiếp tục xuống thấp.
Bình luận 0

Hồ nước ngọt "khủng" nhất Quảng Ninh cạn trơ đáy: Giải pháp nào đảm bảo nguồn nước cho dân?

Hồ Yên Lập là hồ nước ngọt nhân tạo "khủng" nhất Quảng Ninh, có dung lượng nước chứa duy trì thường xuyên ở mức 127 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nước tươi tiêu cho khoảng 8.320ha đất nông nghiệp và 1.600ha nuôi trồng thủy sản của 3 địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long. 

Ngoài ra, hồ Yên Lập còn phục vụ 33 triệu m3 nước/năm cho sinh hoạt và và dân sinh của Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long và Cát Hải (TP.Hải Phòng), phục vụ các ngành công nghiệp, phát điện và du lịch…

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít, nhu cầu nước sử dụng tăng cao, nên mực nước tại hồ Yên Lập giảm mạnh, tiệm cận mực nước chết.

"So với cùng kỳ năm 2019, lượng nước trong hồ giảm 54,3 triệu m3. Dự kiến nếu không có mưa trong vòng 1 tháng nữa, mực nước trong hồ Yên Lập sẽ hạ xuống quá mực nước chết" - ông Tô Văn Nam, Phó Trạm trưởng Trạm đầu mối thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập chia sẻ.

Hồ Yên Lập tiệm cận mực nước chết, giải pháp nào đảm bảo nguồn nước cho người dân? - Ảnh 3.

Mực nước tại hồ Yên Lập đang tiệm cận mực nước chết.

Thông tin từ Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh (Quawaco), mực nước ở một số hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang sụt giảm mạnh. Trong đó, 2 hồ chứa nước Quawaco đang khai thác để sản xuất nước sạch cũng đang tiệm cận mực nước chết. 

Cụ thể, hồ Yên Lập hiện chỉ còn khoảng 30 triệu m3, mực nước chết của hồ là 7,6m, hồ Khe Mai (huyện Vân Đồn) còn khoảng 150.000 m3, cách mực nước chết 57cm.

Hồ Yên Lập tiệm cận mực nước chết, giải pháp nào đảm bảo nguồn nước cho người dân? - Ảnh 4.

Quawaco đang tập trung chỉ đạo, điều hành hợp lý toàn bộ hệ thống cấp nước, tìm kiếm các điểm rò rỉ để xử lý, giảm thất thoát nước, tăng nguồn nước nội tại cho khách hàng trong khu vực.

Ông Trần Mạnh - Phó Tổng Giám Đốc Quawaco cho biết: "Mực nước các hồ đang xuống trầm trọng, nguy cơ thiếu nguồn nước cung cấp cho sản xuất nước sinh hoạt đến người dân. Trước thực trạng đó, Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh đã đưa ra một số giải pháp để đảm bảo duy trì việc cấp nước".

Cụ thể, khu vực TP. Uông Bí, Quawaco đang lập phương án để khai thác nước bổ sung từ hồ Yên Trung. Tại khu vực TX.Quảng Yên, công ty đang triển khai thi công trạm bơm dã chiến, khai thác nước thô từ hồ chứa khu vực gần nhà máy gạch phường Cộng Hòa (dung tích khoảng 1,5 triệu m3) về hồ chứa Nhà máy nước Quảng Yên, cấp nước cho khu vực phía Bắc TX.Quảng Yên.

Hồ Yên Lập tiệm cận mực nước chết, giải pháp nào đảm bảo nguồn nước cho người dân? - Ảnh 5.

Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh đã khẩn trương thực hiện thi công đường ống HDPE D355 dài khoảng 1,5km ra phía lòng hồ và lắp bơm dã chiến trên phao nổi để bơm nước về khu xử lý.

Cũng theo ông Trần Mạnh, Quawaco đang tập trung chỉ đạo, điều hành hợp lý toàn bộ hệ thống cấp nước, tìm kiếm các điểm rò rỉ để xử lý, giảm thất thoát nước, tăng nguồn nước nội tại cho khách hàng trong khu vực.

Bên cạnh đó, Quawaco đã làm việc với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập Quảng Ninh, thống nhất giảm lịch xả nước thủy lợi hồ Yên Lập theo lịch từ 8-10 ngày/lịch xuống còn 4-5 ngày/lịch.

Trong lịch mở nước, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập Quảng Ninh sẽ thực hiện điều phối, đóng mở các kênh nhánh để đảm bảo việc tưới cho nông nghiệp hiệu quả. Đồng thời, tận dụng lượng nước còn lại trên các ruộng, kênh nội đồng để tiết kiệm, giảm lượng nước xả từ hồ Yên Lập để ưu tiên lượng nước thô cho sản xuất nước sinh hoạt.

Ngoài ra, công ty đang khẩn trương thực hiện thi công đường ống HDPE D355 dài khoảng 1,5km ra phía lòng hồ và lắp bơm dã chiến trên phao nổi để bơm nước về khu xử lý.

"Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài và đơn vị quản lý hồ tiếp tục xả nước thủy lợi với thời gian dài, không có phương án trữ nguồn nghiêm túc thì nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất, nước sinh hoạt sẽ xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của gần 70.000 hộ khách hàng và các khu du lịch, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh," ông Trần Mạnh cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem