Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của triều đại nhà Nguyễn

Thứ năm, ngày 02/07/2020 08:53 AM (GMT+7)
Hiện nay, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang lưu giữ và trưng bày 18 khẩu súng thần công các loại. Thời bấy giờ, đây là vũ khí được coi như có sức mạnh như "thần", thể hiện uy quyền của vương triều nhà Nguyễn trong việc bảo vệ kinh thành Thăng Long, Huế và trong những trận chiến với liên quân Pháp – Tây Ban Nha.
Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 1.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang lưu giữ và trưng bày 18 khẩu súng thần công các loại. Súng đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ và chất liệu.

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 2.

Trong số 18 khẩu, phổ biến là súng thần công sản xuất từ thời nhà Nguyễn và súng do Châu Âu sản xuất (nước Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha....).

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 3.

Súng được đưa về bảo tàng từ nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt có 8 khẩu được phát hiện, khai quật trong khu vực Hoàng Thành Thăng Long.

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 4.

Đạn sắt được Triều Nguyễn chế tạo thế kỷ XIX dùng cho súng thần công, được phát hiện tại cửa Thuận An (thôn Hòa Duân, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, năm 1992).

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 5.

Súng mang tên "Thần công" được người Việt thời bấy giờ coi đây là loại vũ khí có sức mạnh như "thần" và thể hiện sức mạnh của vương triều nhà Nguyễn.

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 6.

Người được xem là ông tổ của nghề đúc súng thần công ở Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng. Ông là nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng thời Hồ, quê ở Đại Lại, phủ Thanh Hoa (nay là Kim Mâu, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá).

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 7.

Từ đầu thế kỷ 18, nhà Nguyễn cho trưng bày súng thần công trước cung điện thể hiện sức mạnh của vương triều. Vào các buổi sáng, buổi chiều, nhà Nguyễn cho bắn súng lệnh, dân thường bị cấm không được đi ngang qua súng thần công, nếu đi ngang xa xa phải ngả mũ chào. Đối với các quan võ thời ấy khi được thăng quan tiến chức phải thờ thần công tạ lễ, một tháng hai lần cúng bái thần công.

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 8.

Anh Toàn (tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ: “Nghỉ hè tôi đưa các cháu đi tham quan các khu di tích, lịch sử ở Hà Nội. Bởi vì tôi giáo dục các con tôi theo hướng hiểu sâu rộng về những giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc ta trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước”.

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 9.

Dưới triều Vua Gia Long (1802 - 1819) và Minh Mạng (1820 - 1840), là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của kỹ thuật đúc súng thần công của Việt . Các vị vua này đã cho đúc 2.468 khẩu súng thần công các loại.

Cận cảnh vũ khí có sức mạnh như “thần” của vương triều Nhà Nguyễn - Ảnh 10.

Mùa xuân năm 1859, tại pháo đài Phước Thắng (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), súng thần công đã nã đạn vào quân Pháp và Tây Ban Nha, mở màn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ. Về sau này, trong các lễ hội Festival biển Vũng Tàu thường có thêm chương trình tái hiện lại lễ hội bắn súng thần công của Nhà Nguyễn.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem