Chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Mức tăng bình quân tương ứng 6%
Chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Mức tăng bình quân tương ứng 6%
Thùy Anh
Thứ tư, ngày 20/12/2023 12:36 PM (GMT+7)
Sáng nay Hội Đồng tiền lương Quốc gia đã họp phiên thứ 2 và chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Theo đó, Hội đồng chọn phương án 3, mức tăng từ 200-280 nghìn đồng, tương ứng mức tăng bình quân là 6%.
Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 6% là hợp lý?
Sáng nay (20/12) Hội đồng tiền lương gồm 3 bên: Đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); và Bộ LĐTBXH đã tổ chức họp hội đồng tiền lương bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.
Cụ thể, vùng I, tăng lên 4.960 nghìn đồng (tăng 280 nghìn đồng); vùng II, tăng lên 4.410 nghìn đồng (tăng 250 nghìn đồng); vùng II tăng lên 3.860 nghìn đồng (tăng thêm 220 nghìn đồng); vùng IV tăng lên 3.450 nghìn đồng (tăng thêm 200 nghìn đồng).
Tương tự tiền lương tối thiểu vùng theo giờ cũng tăng lên. Cụ thể: Vùng I tăng thêm 4.680; vùng II là 4.160 đồng; vùng III là 3.640 đồng; vùng IV là 3.250 đồng.
Đại diện hội đồng tiền lương nhận định, theo phương án này tiền lương tối thiểu vùng sẽ cao hơn 2% so với mức sống tối thiểu vùng đến hết năm 2024 để cải thiện tiền lương cho người lao động. Mặt khác, đảm bảo đủ mức sống tối thiểu tính đến khoảng giữa năm 2025 (Tính trước 1 phần CPI của năm 2025) vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024).
Công nhân lao động phấn khởi vì được tăng lương
Nghe tin năm 2024 sẽ được tăng lương Lương Thị Nga (42 tuổi) công nhân Công ty May ở Hà Đông (Hà Nội) rất vui mừng. Chị Nga cho biết, cận Tết, công nhân lao động lại càng khát được tăng lương. Từ nửa năm nay tiền lương của chị Nga bị giảm sâu. Trước đây, có tăng ca, lương của chị vào khoảng 12 triệu đồng, nhưng từ ngày công ty giảm đơn hàng lương của chị chỉ còn hơn 7 triệu đồng/tháng.
"Tiền lương 2 vợ chồng tôi không tăng mà giảm, nhà 4 người mà thu nhập chỉ được 17 triệu đồng nên cuộc sống rất khó khăn. Chỉ mong lương sớm tăng, công ty bớt khó khăn công nhân được tăng ca có thêm thu nhập lo cho cuộc sống chứ cứ thế này không thể trụ được", chị Nga nói.
Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6%. Mức tăng cụ thể từ 200-280 nghìn đồng/tháng, tùy từng vùng.
Cụ thể, vùng 1, tăng lên 4.960 nghìn đồng (tăng 280 nghìn đồng); vùng II, tăng lên 4.410 nghìn đồng (tăng 250 nghìn đồng); vùng II tăng lên 3.860 nghìn đồng (tăng thêm 220 nghìn đồng); vùng IV tăng lên 3.450 nghìn đồng (tăng thêm 200 nghìn đồng).
Tương tự tiền lương tối thiểu vùng theo giờ cũng tăng lên. Cụ thể: Vùng I tăng thêm 4.680; vùng II là 4.160 đồng; vùng III là 3.640 đồng; vùng IV là 3.250 đồng.
Tiền lương tối thiểu mới đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu sống tối thiểu của gia đình chị. Bởi vậy nghe tin lương tăng chị rất vui mừng.
Lương thấp, cuộc sống bấp bênh khiến cho nhiều công nhân, lao động có ý định về quê làm việc và sinh sống thay vì ở các đô thị. Hiểu được vấn đề này nhưng thực tế, các công ty cũng đang rất khó khăn. Đơn hàng giảm, công ty phải cố gắng lắm với chống đỡ được để giữ chân lao động.
Khảo sát mới đây (tháng 11/2024) của Viện Công nhân và công đoàn thực hiện trên 3.100 lao động ở nhiều ngành nghề ở 10 tỉnh thành cho thấy có 21,4% người lao động cho biết mức lương tối thiểu hiện nay và của những năm trước là không có ý nghĩa gì so với tốc độ trượt giá; 26,8% cho rằng mức lương tối thiểu là quá thấp, không phản ánh mức chi trả thực tế của thị trường lao động và 10,1% cho rằng mức lương như hiện nay không tạo ra động lực cho người lao động phấn đấu.
Đáng chú ý, khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cũng cho thấy tiền lương tối thiểu hiện tại chỉ đáp ứng 1/3 hoặc 1/4 chi tiêu của gia đình người lao động; 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, trong đó thấp nhất chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu; 52,3% người lao động phải làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.
Bên lề cuộc họp bàn kế hoạch tăng lương tối thiểu vùng sáng nay (20/12) Hội đồng tiền lương quốc gia, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, tại phiên họp lần này, phía đại diện cho người lao động đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 6,5% - 7,3%, thời điểm tăng lương từ 1/7/2024. Tuy nhiên, hội đồng tiền lương sau khi cân nhắc và chọn mức tăng 6%. Ông Hiểu cho rằng, đại diện người lao động hài lòng với mức tăng này, điều này đảm bảo chia sẻ với người sử dụng lao động trong hoàn cảnh khó khăn.
"Đây là mức tăng phù hợp dự trên tình hình kinh tế, xã hội, cân nhắc nhiều mặt, gồm cả trách nhiệm chia sẻ với người sử dụng lao động. Trong bối cảnh lương của khu vực công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ tăng từ 1/7 năm sau, việc điều chỉnh lương với người lao động như này là phù hợp", ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Về phía người sử dụng lao động, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cũng đồng tình với việc tăng lương tối thiểu vùng. Ông Phòng cho rằng mức tăng 6% là phù hợp với thực tế.
"Doanh nghiệp giải thể khỏi thị trường vẫn nhiều. Bên cạnh mục tiêu giữ việc làm, doanh nghiệp cũng phải tính đến điều chỉnh chế độ cho người lao động, căn cứ theo sức chịu đựng, năng lực chi trả của doanh nghiệp. Mặc dù tình hình rất khó khăn nhưng lương không thể không điều chỉnh và mức tăng 6% là phù hợp", ông Phòng nói.
Theo các chuyên gia lao động, tiền lương, tăng lương tối thiểu vùng cũng chỉ là một trong các giải pháp để cải thiện điều kiện sống cho lao động. Ngoài tăng lương tối thiểu, chính phủ có thể xem xét đến các giải pháp hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho người lao động. Ví dụ như: Tăng cường kỹ năng nghề; tăng cường hỗ trợ, trợ cấp...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.