khu phố Trang Hạ, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đa phần các hộ dân đều làm nghề mộc hoặc tham gia buôn bán, kinh doanh. Số người gắn với nghề nông, đặc biệt là chăn nuôi gà như nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Trần Văn Tường là rất hiếm.

Với chuồng trại chăn nuôi chật chội khoảng 2.000mđược UBND phường Trang Hạ cho thuê ngoài bờ kênh, gia đình ông Tường thả nuôi 1,3 vạn gà bố mẹ để lấy trứng ấp nở gà giống. Khu đất vườn cách nhà không xa được ông đầu tư xây dựng làm khu ấp nở với hơn 20 máy ấp trứng.


Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 1.


Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 2.

 Từng gắn bó với nghề buôn bán phế liệu, nhưng do có sở thích về chăn nuôi nên ông Tường đã quyết định chuyển sang chăn nuôi gà từ năm 1994. Vì chưa có kinh nghiệm nên ông sang Viện Chăn nuôi học hỏi một số các kỹ sư đầu ngành về kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi gà.

Gắn với chăn nuôi, ông Tường cảm thấy hài lòng vì kiếm được đồng tiền xứng đáng. Thế nhưng, nghề chăn nuôi lại khá vất vả.  "Lúc đầu, tôi thả nuôi 2.000 gà trắng siêu thịt. Cám công nghiệp lúc đó chưa có, tôi phải mua cá biển khô, đỗ tương, ngô... về nghiền trộn, tạo thành cám cho gà ăn" - ông Tường cho biết.

Do không có diện tích thả nuôi gà ở nhà nên ông phải đi thuê và chuyển địa điểm chăn nuôi khá nhiều lần. Vào những năm 1998-1999, ông thuê được một trại chăn nuôi của quân đội ở Long Biên (thành phố Hà Nội). Khi đó, ông đã nâng số lượng đàn gà trắng siêu thịt lên tới 10.000 con.

Thế nhưng, đến thời điểm xuất chuồng thì gà bị ế, không bán được. "Gà trắng siêu thịt nuôi 45-55 ngày phải bán, nhưng tôi nuôi kéo dài 90-100 ngày, gà ăn tốn thức ăn mà không lớn. Năm 1998, tôi nuôi 10.000 gà trắng lỗ gần 200 triệu đồng" - ông Tường nói và cho biết chăn nuôi gà thịt có rất nhiều rủi ro.


Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Trần Văn Tường ở phố Trang Hạ, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh thổ lộ bí quyết lai tạo giống gà siêu đẻ, khách hàng muốn mua phải đặt trước từ 10 ngày đến 1 tháng.


Do chăn nuôi gà trắng siêu thịt không thuận lợi nên ông Tường có ý định chuyển sang nuôi gà bố mẹ lấy trứng ấp nở làm con giống. Năm 2000, ông thuê trại Quang Trung của Trường Đại học Nông nghiệp I để làm các giống gà ta, gà lai chọi, lai Hồ, gà Mía...

Việc chuyển hướng chăn nuôi gà giống của ông chưa được bao lâu thì đại dịch cúm gia cầm năm 2004 xảy ra. Toàn bộ đàn già giống hơn 7.000 con bị tiêu hủy sạch sẽ. "Cả một quá trình cũng lên bờ, xuống ruộng nhiều trận. Trận cúm gia cầm năm 2004, tôi trắng tay hết, không còn gì" - ông Tường buồn bã nói.

Sau đó, tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ 67 triệu đồng với lô gà bị tiêu hủy. Với số tiến này, ông Tường quyết tâm gây dựng, làm lại từ đầu. Lần này, ông tập trung nuôi gà bố mẹ Ai Cập, lai tạo với các giống gà nhập từ Mỹ, Pháp để tạo ra các giống gà siêu đẻ mới, cung cấp cho người chăn nuôi.


Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 4.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 nuôi 1,3 vạn con gà bố mẹ ở khu phố Trang Hạ, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Khương Lực.

Năm 2010, UBND phường Trang Hạ tạo kiều kiện cho gia đình ông thuê 2.000mđất ở khu vực bờ kênh, xa khu dân cư để làm chuồng trại chăn nuôi. Cùng với hơn 1.000mđất gần nhà, ông đầu tư khu chuồng nuôi gà bố mẹ lấy trứng ấp nở gà giống, tạo ra doanh thu từ 12- 20 tỷ đồng/năm, trừ chi phí gia đình ông thu lãi gần 1 tỷ đồng.

"Khu trang trại chăn nuôi và ấp nở trứng đã tạo công ăn việc làm cho 15-17 lao động địa phương với mức thu nhập từ 7-8 triệu đồng, riêng 3 lao động chọn gà giống đực, mái tôi chi trả mỗi tháng khoảng 100 triệu đồng" - ông Tường thông tin.

Theo ông Tường, sở dĩ lao động chọn đực, mái được trả công cao vì yêu cầu của công việc rất đặc thù. Chỉ những người mắt tinh, có nghề mới làm được và tỷ lệ chọn gà mái phải đạt tới 99%, tức là 100 con gà con chọn ra chỉ có 1 con gà đực. Nếu nhiều đực hơn, người mua sẽ không chấp nhận.


img
img

Việc thụ tinh đã giúp tạo ra gà con khỏe, đẹp, chất lượng cho bà con chăn nuôi. Ảnh: Khương Lực.


Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 6.

Sau khi bị trắng tay vì đại dịch cúm gia cầm, năm 2005 ông Tường bắt đầu chuyển sang nuôi gà bố mẹ giống Ai Cập. Lúc đầu, ông nuôi gà bố mẹ Ai Cập vằn, nhưng tỷ lệ đẻ thấp, chỉ đạt 60-65%. Vì thế, ông đã mày mò tìm cách lai tạo để tạo ra giống gà có tỷ lệ để trứng cao hơn.

Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 7.

Lúc đầu ông mua 20 con gà trống Leghorn (còn gọi là gà Lơ-go) của Mỹ về lai tạo với gà mái Ai Cập vằn, cho ra giống gà mái, đực màu trắng. Đàn gà giống mới này có tỷ lệ đẻ bình quân từ 70-75%, lúc cao điểm gà đẻ 90% được vài tháng, cao hơn giống gà Ai Cập vằn từ 10-15%.

"Con gà Ai Cập trắng, tôi làm ra sớm nhất cả nước, làm trước Viện Chăn nuôi 5 năm. Lúc đó, tôi xây dựng bản quyền thì cũng có nhiều tiền" - ông Tường nói. Không dừng ở đó, ông Tường tiếp tục lai gà trống Leghorn với con mái ISA Brown (Pháp), cũng tạo ra con giống màu trắng nhưng tỷ lệ đẻ trứng cao hơn, bình quân lên tới 80%.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Trần Văn Tường cho biết, hiện gia đình ông vẫn đang duy trì và lai tạo hai dòng gà siêu đẻ trứng và một số giống gà thịt như gà lai chọi, gà lai Hồ, gà Mía. Ông nuôi gà bố mẹ lấy trứng ấp nở, bán gà giống đẻ trứng lúc 1 ngày tuổi. Gà giống nuôi khoảng 5 tháng thì gà bắt đầu đẻ và có thể khai thác trong vòng hơn 1 năm.

Để duy trì và nâng cao chất lượng gà giống, ông tường đã tiết lộ nhiều bí quyết riêng của gia đình, qua đó giúp nông dân chăn nuôi có hiệu quả kinh tế nhiều hơn. Đầu tiên là việc áp dụng thụ tinh cho đàn gà bố mẹ.

Để tạo ra gà giống chất lượng đồng đều, khỏe, đẹp, ông Tường chỉ lấy tinh từ những con đực giống khỏe mạnh, đẹp mã và không có bệnh. Hàng ngày, cứ từ 13-17 giờ chiều, khoảng 4-5 lao động đi thụ tinh cho gà.



img
img

Khi gà nở ra 1 ngày tuổi, toàn bộ gà giống được tiêm vaccine Marerk để đảm bảo cho nông dân chăn nuôi đạt

Trước sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường giống gia cầm, gia đình ông thường xuyên phải nhập ngoại giống bố mẹ về. Khi nhập gà giống về, ông tiêm phòng vaccine nghiêm ngặt và thường xuyên lấy mẫu máu đi kiểm tra những con gà trống bố mẹ. Theo ông Tường, gà trống bố mẹ chuẩn thì con nó sẽ khỏe, đẹp và không bị bệnh.

Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 9.

Đàn gà giống đẻ tháng đầu ông loại bỏ, chỉ khai thác 6-7 tháng là thay đàn mới. Nhờ đó, chất lượng gà con luôn đảm bảo cho nông dân chăn nuôi đạt hiệu quả cao. "Gà giống mình làm ra cho người ta nuôi gà thương phẩm không tốt, dân nói với nhau mình không bán nổi gà con. Cho nên, mình phải làm thật tốt, dân tồn tại thì mình mới tồn tại được" - ông Tường chia sẻ.

Cùng với trang trại nuôi 1,3 vạn gà bố mẹ, ông Tường đã đầu tư hơn 20 máy ấp nở gà để cung cấp ra thị trường khoảng 40-50 nghìn con gà giống trong vòng 4 ngày. Khi gà nở ra 1 ngày tuổi, toàn bộ gà giống được tiêm vaccine Marerk để đảm bảo cho nông dân chăn nuôi đạt hiệu quả. Khu chăn nuôi của gia đình ông cũng được Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Do tạo ra giống gà chất lượng cao, có tỷ lệ đẻ trứng cao nên gà giống của gia đình ông Tường làm ra đã chiếm lĩnh được thị trường và niềm tin của hơn 1.000 khách hàng trên cả nước. "Gà giống do gia đình tôi làm ra không bao giờ bị ế" - ông Tường nói và cho biết để đặt mua gà giống, khách hàng phải đặt mua trước 10 ngày đến 1 tháng.


img
img
img

Trong vòng 4 ngày, cơ sở ấp nở của gia đình ông Tường ra khoảng 40.000-50.000 con gà giống.

Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 11.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Trần Văn Tường nhận định, chăn nuôi gà bố mẹ và ấp nở con giống cho hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay cũng có những rủi ro nhất định.

Mặc dù hiện tại giá bán gà giống giá rất cao, khoảng 20.000 đồng/con nhưng ông Tường lại thấy lo vì do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số khách hàng ở  huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội) và các địa phương khác đã báo hủy hơn 3 vạn con giống. "Họ nói khi nào dịch được ngăn ngừa, ổn định lại thì mới bắt gà về nuôi" -  ông Tường thông tin.

Với công suất 4 ngày ra khoảng 40-50 nghìn con gà giống, trong số này số gà mái bán giống khoảng 20-25 nghìn con, còn lại là đực ông bán cho các hộ nuôi rắn hoặc đưa lên vùng cao để bà con nuôi thả theo hướng tự nhiên. Vì thế, nếu không bán được gà giống thì ông cũng không có chỗ nào để nuôi.

Theo ông Tường, có hai lý do dẫn tới nghịch lý già giống bán giá cao nhưng vẫn ế. Thứ nhất, do phòng chống dịch Covid-19, nhiều nơi làm chặt khiến việc vận chuyển cám, gà, trứng gặp khó khăn, nên người dân e ngại, không muốn tái đàn.


img
img

Việc thụ tinh gà đã giúp ông Tường giảm nuôi đàn gà trống, từ hơn 1.000 con cho 1 vạn gà mái xuống còn hơn 100 con.

Thứ hai, do giá trứng gà bán tại trại nuôi đang ở mức cao, trên 3.000 đồng/quả (bán ra thị trường hơn 4.000 đồng/quả), nên nhiều nông dân giữ lại đàn gà để nuôi. Dù tỷ lệ để trứng thấp khoảng 60-65%, nhưng với giá bán trứng cao họ vẫn có lãi.

Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 13.

"Người dân nuôi 1.000 gà, ngày bán lãi 700-800 nghìn đồng, nhà nào nuôi 1-2 vạn gà thì lãi mấy chục triệu đồng/ngày nên người ta muốn giữ lại đàn gà để khai thác 4-5 tháng, nuôi mấy đàn gà cũng không lại được" - ông Tường nói.

Với chăn nuôi gà đẻ trứng thì vậy, chăn nuôi gà thịt còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn do đầu ra không có.  "Các hộ nông dân họ không dám vào. Chẳng hạn họ nuôi khoảng 5.000 con gà thịt thường họ nuôi 100-120 ngày họ bán, nhưng đầu ra không bán được, thực sự người chăn nuôi rất chi khó khăn, người ta cũng sợ, không dám nuôi nhiều. Trước họ nuôi hàng vạn gà thì nay chỉ dám nuôi khoảng 1.000 con, chứ không dám nuôi ở mức độ nhiều" - ông Tường thông tin.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm giống gà để bán, ông Tường nhận định, với những hộ chăn nuôi vào thời điểm này vẫn lãi nhiều. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi gà đẻ trứng đa số là các hộ dân nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn. Chính vì thế,

Để đàn gà khỏe mạnh, đẻ tốt, ông Tường cho rằng, các hộ chăn nuôi phải cho ăn cám tốt nhất, nguồn nước uống sạch sẽ để gà không ốm đau. Cùng với đó, phải tiêm phòng đầy đủ, nghiêm ngặt các loại vaccine và lấy mẫu để thử xem đã đạt hay chưa, nếu không thì phải tiêm phòng lại.

Dù vậy, theo ông Tường, do thị trường ở trong nước không ổn định về đầu ra nên người chăn nuôi vất vả và bị ép về mọi vấn đề. "Nhiều lúc quả trứng xuống 1.100-1.200 đồng/quả, người tiêu dùng vẫn phải chịu giá 2,5k/quả. Ở giữa người ta ăn hết" - ông Tường nêu ví dụ.


Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 11.

Từng con gà giống được đích thân ông Tường chọn lựa cẩn thận. Ảnh: Khương Lực.

Chuyện về nông dân đô thị nuôi 13.000 gà đẻ trứng ở đất Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh 15.

 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Trần Văn Tường cho biết, khu vực chăn nuôi trước đây nằm ở khu vực bờ kênh, xa khu dân cư. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, khu đô thị xây dựng, rồi người dân ra sống ngay cạnh khu vực chăn nuôi gà nên không đảm bảo các quy định về chăn nuôi.

"Hiện nay, khu vực mình chăn nuôi đang ở trong khu dân cư dù người dân chưa có ý kiến gì nhưng hướng của tôi là sẽ di dời khu chăn nuôi và ấp nở sang nơi khác" - ông Tường nói và cho biết ông vừa mua 3ha đất ở xã An Thịnh, huyện Lương Tài.

Trong 1-2 năm tới, ông sẽ chuyển khu chăn nuôi và ấp nở sang khu vực này. Khi đó, ông sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất lên gấp đôi, gấp ba lần so với hiện nay. "Khu chăn nuôi và ấp nở ở phố Trang Hạ hiện rất chật chội nên trước năm 2025 tôi sẽ chuyển xuống xã An Thịnh, huyện Lương Tài" - ông Tường nói.

Ông Đào Duy Hữu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đánh giá, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Trần Văn Tường đã có nhiều sáng tạo, có nhiều cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

"Tôi tin tưởng rằng, tấm gương nông dân Trần Văn Tường trong thời gian tới sẽ tiếp tục tạo nên sự lan tỏa tới đông đảo hội viên nông dân trong tỉnh cũng như cả nước. Qua đó, góp phần làm cho phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ngày càng phát triển bền vững" - ông Hữu nói.

.Bài, ảnh, clip: Khương Lực.

Trình bày mỹ thuật: Họa sỹ Việt Anh.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem