Đào ao, đào rãnh trong vườn nuôi 3 loại cá đặc sản, ngờ đâu nông dân Hậu Giang bắt đến đâu lái "khuân" đi hết

Nguyễn Văn Thiện (TTKN tỉnh Hậu Giang) Chủ nhật, ngày 22/05/2022 05:35 AM (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Dậu - ngụ ấp Đông lợi A, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã tận dụng mặt nước mương vườn sẳn có để nuôi cá thát ghép với cá sặc rằn, cá sặc bướm, bước đầu cho thấy phát huy hiệu quả kinh tế cao, nâng thêm thu nhập kinh tế gia đình trên đơn vị diện tích.
Bình luận 0

Ông Nguyễn Văn Dậu là một lão nông rất cần cù siêng năng đi đầu trong phong trào ứng dụng khoa học kỹ thuật mới tại địa phương. Trước năm 2015 ông Dậu đã canh tác thành công nhiều mô hình trong sản xuất nông nghiệp như trồng cây cam sành, rồi hiện tại mô hình trồng xoài, trong đó người ta thường gọi là ông vua xoài các hòa lộc, vv ... .

Đào ao, đào rãnh trong vườn nuôi 3 loại cá đặc sản, ngờ đâu nông dân Hậu Giang bắt đến đâu lái "khuân" đi hết - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Dậu (bên phải) cùng cán bộ Khuyến nông thăm mô hình nuôi thủy (nuôi cá thát lát ghép với cá sặc rằn, cá sặc bướm) của gia đình tại ấp Đông lợi A, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Năm 2018, ông Út Dậu đã trúng mùa cây xoài các hòa lộc sau đó ông suy nghĩ tìm cách để tận dụng hết tiềm năng mặt nước sẳn có của gia đình nên ông mạnh dạn cải tạo lại ao và mở rộng diện tích mặt nước tiến hành nuôi cá thát lát ghép sặc rằn, sặc bướm.

Ông Út Dậu chia sẻ: Hiện nay ông thấy lớn tuổi mà phun thuốc cho vườn xoài nhiều nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nên ông thu lại diện tích cây trồng và cải tạo lại diện tích mặt nước sẳn có của đất nhà ông tiến hành mua cá giống thát lát và cá sặc rằn về nuôi ghép. 

Ông tận dụng nguồn thức ăn cá tạp sẳn có tại địa phương đồng thời kết hợp thức ăn công nghiệp để giảm chi phí, nhằm chuyển sang công việc nhẹ nhàng, nhàn rõi hơn.

Sau khi cải tạo xong với diện tích khoảng 3000 m2, ông nuôi lứa cá đầu tiên đã cho thu hoạch vào khoảng tháng 2 âm lịch năm 2019.

Ông thu hoạch cá sặc rằn được 3 tấn với giá bán 50.000 đồng/kg; cá thát lát 3 tấn với giá 52.000 đồng/kg và cá sặc bướm tự nhiên có trong ao 100kg với giá 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng. 

Hiện tại, đã thả nuôi lứa thứ 2 trong đó các thát lát 96.000 con giống; các sặc rằn 30 kg cá giống đến nay đã sắp cho thu hoạch, ướt đạt cho sản lượng cả 2 loại trên 6 tấn với giá hiện tại khoảng 56.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sẽ cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ngoài ra, ông còn tận dụng nuôi thêm một ao cá trê lại ông cho rằng nhằm tận dụng phế phẩm của mô hình cá thương phẩm này để làm thức ăn cho con cá trê lai bên cạnh. Cũng như hiện tại ông đã nuôi cá bố mẹ để cho đẻ, ươm làm nguồn cá giống sặc rằn, sặc bướm cho mô hình nuôi thương phẩm của mình.

Đào ao, đào rãnh trong vườn nuôi 3 loại cá đặc sản, ngờ đâu nông dân Hậu Giang bắt đến đâu lái "khuân" đi hết - Ảnh 3.

Gia đình ông Út Dậu đang cho cá trê lai ăn.


Đào ao, đào rãnh trong vườn nuôi 3 loại cá đặc sản, ngờ đâu nông dân Hậu Giang bắt đến đâu lái "khuân" đi hết - Ảnh 4.

Ông Út Dậu (bên phải) đang cho cá sặc rằn đẻ và ươm cá sặc rằn làm con giống nuôi thương phẩm.

Nuôi cá thát lát ghép cá sặc rằn và cá sặc bướm không những là mô hình của người nông dân sản xuất giỏi mà còn là một trong những người nông dân biết nắm bắt cơ hội " Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để khai thác hết tiềm năng đất đai sẳn có, tạo ra mô hình khép kín để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích góp phầm phát triển kinh tế gia đình và xã hội cần được nhân rộng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem