Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội sáng 5/11, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) cho biết, chỉ số 9 tháng đầu năm tăng trưởng khá tạo nhiều ấn tượng. Đặc biệt tình hình thu ngân sách năm nào cũng tăng so với dự toán là những thứ đảm bảo thu ngân sách bền vững.
Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán Chính phủ trình Quốc hội, mới có 13,3 nghìn tỷ trên tổng số 43,281 ngàn tỷ chi thường xuyên là được bố trí. Còn tới 29,981 nghìn tỷ chưa được phân bổ. Trong khi thời gian từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng, đây là những con số sẽ làm cho công cụ kích thích phát triển kinh tế bị kìm hãm.
"Chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên của Nhà nước là đúng đắn, tuy nhiên tôi cho rằng không phải cái gì cũng tiết kiệm là tốt", Đại biểu Nguyễn Quang Huân nhận định.
Bởi vì có đến 2/3 số chi thường xuyên không được chi, hoặc tiết kiệm cũng dẫn đến hoạt động kinh tế xã hội lại bị kìm hãm. Bởi ngoài quốc phòng an ninh, mục chi thường xuyên còn phục vụ nhiều khoản khác, như chi y tế, giáo dục... Do đó, Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng nên hạ mức ngay từ đầu, nêu rõ ràng chi thường xuyên sẽ sử dụng bao nhiêu cho đầu tư phát triển.
Mặc khác, Đại biểu đại diện đoàn Bình Dương cho rằng cần tách riêng mục chi thường xuyên cho quốc phòng an ninh, để đảm bảo chi cho quốc phòng an ninh không bị giảm.
Vì nếu gói tròn những mục chi thường xuyên như hiện nay và đặt mục tiết kiệm chi thường xuyên, phần nào còn những băn khoăn rằng chi thường xuyên vào quốc phòng an ninh cũng phải tiết kiệm có thể làm nguy hại cho an ninh quốc gia. Bởi vậy, cần tách bạch, rõ ràng để đảm bảo cả an ninh quốc phòng, song song phát triển kinh tế, cử tri sẽ yên tâm hơn.
Hiện có đến hơn 20 quỹ, nhưng có những quỹ tập trung phát triển như Quỹ cho công nghiệp hỗ trợ, Quỹ năng lượng tái tạo, Quỹ cho đầu tư phát triển.. lại chưa được thành lập.
"Hiện nay, với đà phát triển của "kỷ nguyên vươn mình", dự kiến đến năm 2025 chúng ta có 500 tỷ đô la GDP. Với kịch bản phát triển đều 7% mỗi năm thì Việt Nam sẽ có 1.000 tỷ GDP đến năm 2035. Dư địa đến 2045 phấn đấu mức 5.000 tỷ đô la, tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể bước vào nước thu nhập cao, phá được bẫy thu nhập trung bình", Đại biểu Nguyễn Quang Huân nhấn mạnh.
Nhưng để phá được bẫy thu nhập trung bình, chúng ta chưa có một số công cụ chưa được quan tâm đúng mức như lao động, tái cơ cấu, đầu tư phát triển.. hiện nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức. Dẫn đến những nỗ lực giúp chúng ta phát triển kinh tế xã hội tăng trưởng 7% một năm, nhưng yếu tố bền vững chưa nhìn thấy.
Do nền kinh tế vẫn dựa vào động lực FDI, tổng cán cân vẫn thặng dư nhưng tính bền vững của doanh nghiệp trong nước là chưa thấy. Và nếu chúng ta muốn duy trì nhịp độ phát triển bền vững, phải dựa vào nguồn lực trong nước.
Hiện nay có khoảng hơn 20 quỹ, trong đó có 1 số quỹ chuẩn bị đóng cửa, một số quỹ khác chuẩn bị hình thành theo các luật mới. Nhưng các quỹ này hoạt động tới đâu, báo cáo của Chính phủ đã nêu nhưng chưa có một đánh giá cụ thể. Đại biểu đề nghị Quốc hội nên tiến hành giám sát quỹ.
Đại biểu Huân lấy ví dụ, Quỹ KHCN thuần tuý chỉ là vốn NSNN hàng năm đầu tư 300 tỷ. Trong báo cáo của Chính phủ cũng nêu, có một số hoạt động KHCN chi sang cả nhiệm vụ chi của NSNN.
Báo cáo mặc dù cũng đã nêu, nhưng chủ yếu cân đối dương hay âm. Có những quỹ rất lớn như Quỹ BHXH, hiện nay đang dư hơn 1 triệu tỷ đồng.
"Vậy đặt câu hỏi rằng liệu chúng ta thiết lập từ những quỹ không hiệu quả, đang chi thường xuyên dư, để lập thêm quỹ đang cần hỗ trợ phát triển như quỹ công nghiệp hỗ trợ, hoặc năng lượng tái tạo..", Đại biểu đặt câu hỏi.
"Chúng ta không nên đánh giá quỹ bằng số lượng dự án, mà phải đánh giá theo phương diện hiệu quả hoạt động tới đâu, giúp bao nhiêu phần trăm GDP"?. Làm như thế sẽ xây dựng được một cơ chế bền vững. Và việc phát triển FDI có thể là cơ hội để GDP phát triển nhưng không phải động lực chính để hướng tới trong kỷ nguyên vươn mình sắp tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.