Nữ tài xế lái thử ô tô điện “phi” thẳng lên vỉa hè, đè hàng loạt xe máy
Sau khi phi thẳng lên vỉa hè, chiếc ô tô điện đè hàng loạt xe máy ở phía dưới, phần capo xe ô tô điện bị nhấc bổng cách mặt đất ước khoảng 0,5m.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ ngày 10/3 đến ngày 17/3, Báo điện tử Dân Việt đã đăng loạt 8 bài với chủ đề: "57 trong nông nghiệp". Theo đó, loạt bài đã đi sâu phân tích, đánh giá, chia sẻ, kỳ vọng của các nhà quản lý, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp về sự đột phá của Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Không những vậy, rất nhiều điểm nghẽn của cơ chế, những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KHCN được các nhà khoa học chia sẻ thẳng thắn, đồng thời họ cũng đưa ra nhiều giải pháp, hiến kế, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị.
Để kết thúc loạt bài này, PV Dân Việt đã ghi nhận ý kiến của các nhà lãnh đạo, quản lý , nhà khoa học về những giải pháp đột phá vào KHCN cho thời gian tới đây. Sau loạt bài này, Báo điện tử Dân Việt tiếp tục mở diễn đàn và trân trọng tiếp nhận các ý kiến góp ý, hiến kế của các nhà khoa học, doanh nghiệp về những giải pháp đột phá cho KHCN trong thời gian tới đây, vì một nền nông nghiệp Việt Nam thịnh vượng, phát triển bền vững.
Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan:
Miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học – Đột phá trong tư duy về rủi ro đổi mới sáng tạo
Nghị quyết 193/2025/QH15 nhằm cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nông nghiệp, là một bước đi quan trọng trong việc xây dựng nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Với những cơ chế thí điểm đặc biệt, nghị quyết này không chỉ hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và triển khai công nghệ mà còn thúc đẩy quá trình số hóa trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ chính sách nào, nghị quyết này cũng đi kèm với những thách thức và cần có cách tiếp cận hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất. Dân Việt xin giới thiệu bài viết của Đồng chí Lê Minh Hoan- Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội khi phân tích, bình luận về những điểm tích cực và giải pháp khi thực hiện Nghị quyết này.
1. Điểm tích cực và cơ hội từ Nghị quyết 193/2025/QH15
1.1. Miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học – Đột phá trong tư duy về rủi ro đổi mới sáng tạo
Một trong những điểm quan trọng nhất của nghị quyết là miễn trách nhiệm dân sự cho các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học khi gây thiệt hại cho Nhà nước, với điều kiện họ đã tuân thủ quy trình và quy định pháp luật.
Đây là một bước đột phá quan trọng trong tư duy về đổi mới sáng tạo, vì:
• Nghiên cứu khoa học luôn đi kèm rủi ro: Trong khoa học, thất bại không phải là dấu chấm hết mà là một phần của quá trình tìm ra cái mới. Nếu một chính sách quá khắt khe về trách nhiệm pháp lý, nhà nghiên cứu có thể e dè khi thực hiện các dự án mang tính đột phá.
• Kinh nghiệm quốc tế: Các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Đức, Hàn Quốc đều có những chính sách bảo vệ các tổ chức nghiên cứu khỏi các rủi ro pháp lý nhất định để khuyến khích họ thử nghiệm công nghệ mới.
Ví dụ: Ở Mỹ, NASA từng chi hàng tỷ USD cho dự án Space Shuttle, dù gặp nhiều thất bại nhưng vẫn được tiếp tục vì họ hiểu rằng mỗi thất bại là một bài học dẫn đến thành công.
Tuy nhiên, chính sách này cũng đi kèm với rủi ro lạm dụng, vì vậy cần:
• Có quy trình đánh giá kết quả nghiên cứu rõ ràng.
• Định nghĩa cụ thể về mức độ thiệt hại chấp nhận được.
• Có hội đồng khoa học độc lập để kiểm soát việc sử dụng ngân sách nghiên cứu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy:
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tại buổi làm việc với các đơn vị của Bộ về công tác đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn - tiêu chuẩn. Ảnh: Khương Trung
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay, một trong những nhiệm vụ trong tâm năm 2025 của Bộ, đó là đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số. Trong đó, một số nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện ngay trong thời gian ngắn hạn, bao gồm việc hoàn thiện Kế hoạch của Bộ để tích hợp thực hiện các Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia...
Rà soát, bổ sung ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Nghiên cứu, tham mưu cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ KHCN hàng năm, đổi mới công tác quản lý KHCN đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn mới.
Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN cho các Viện theo biên chế là "lạc hậu lắm rồi", trong khi có những Bộ đã thay đổi cơ chế này từ 15 năm trước, vì vậy, ông đề nghị phải giao theo "cơ chế đặt hàng" hoặc đấu thầu. Muốn làm được việc này, phải xây dựng, hoàn thiện định mức kinh tế kỹ thuật cho các dự án, đề tài khoa học công nghệ và các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước.
"Tới đây, tất cả các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện cơ chế đặt hàng, chứ không giao theo số biên chế, điều này không đúng bản chất vấn đề và cơ quan đặt hàng sẽ là các cục quản lý chuyên ngành. Các đơn vị sự nghiệp nhận cơ chế đặt hàng, không gọi là bao cấp nữa, có thể nhận đặt hàng từ Bộ hoặc các đơn vị bên ngoài, doanh nghiệp", Bộ trưởng Duy nhấn mạnh.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực này là hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu đất đai, đồng thời xây dựng bản đồ số về quy hoạch đất đai và giá đất, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, Bộ sẽ hoàn thiện hệ thống Cổng truy xuất nguồn gốc nông sản, hướng tới việc áp dụng toàn quốc, góp phần nâng cao tính minh bạch trong ngành nông sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ triển khai các chương trình đặt hàng khoa học công nghệ, nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi số, nhằm tối ưu hóa quá trình quản lý và vận hành các cơ quan thuộc Bộ.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị mở rộng không gian của khoa học công nghệ và chuyển đổi số không chỉ trong phạm vi của Bộ, mà còn phải liên kết với các viện, trường và các cơ quan nghiên cứu trong ngành nông nghiệp và môi trường. Bộ trưởng cho rằng khoa học công nghệ không chỉ nghiên cứu trong phạm vi Bộ mà phải hợp tác, nhân rộng ra để nhìn nhận đó là sức mạnh của toàn ngành. Việc nghiên cứu giống tốt, công nghệ mới phải là trách nhiệm chung của nhiều đơn vị, không chỉ riêng Bộ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến:
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, KHCN sẽ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành năm 2025. Ảnh: Minh Ngọc
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho hay, với mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% trong năm 2025 như nhiệm vụ Chính phủ giao, cần rà soát, đánh giá để có những giải pháp về cơ cấu ngành hàng nhằm đảm bảo về đích thành công. Trong đó, khoa học công nghệ là giải pháp đầu tiên.
“Khoa học công nghệ sẽ quyết định vị thế của đất nước, vị thế của dân tộc và vị thế của ngành”, Thứ trưởng Tiến khẳng định. Do đó, giải pháp đầu tiên là thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn.
Chiếm hơn 50% giá trị gia tăng toàn ngành, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng thời gian tới, khoa học công nghệ cần đi sâu vào chương trình giống, quy trình canh tác, bảo vệ thực vật, thú y phòng bệnh và các lĩnh vực khác để gắn với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, minh bạch hóa sản phẩm để bước ra thị trường thế giới.
GS.TS Nguyễn Hồng Sơn- Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam:
GS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Minh Ngọc
GS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, thực tế hiện nay ở Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, lương của các nhà khoa học rất thấp, chỉ đạt 50-60% trên nhu cầu thực tế. Rõ ràng nếu chỉ dựa vào lương thì các nhà khoa học không thể đủ sống buộc họ phải đi làm thêm, trong khi đó cơ chế để cho tự chủ. Tôi ví dụ như khi nghiệm vụ KHCN khoán chi- tức là đáp ứng được thì được chi, lại bị ràng buộc bởi những cơ chế tài chính hoặc những kiểm soát khác, vì vậy không có cơ chế nào để tạo ra một nguồn thu đáng kể cho các nhà khoa học.
Trong các cơ quan nghiên cứu khoa học thì cũng có những đơn vị tạo ra những sản phẩm có thể thương mại hóa được nhưng cũng có những đơn vị không thể tạo ra sản phẩm thương mại hóa được. Đơn cử như Viện Bảo vệ thực vật, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng nông hóa là những đơn vị nghiên cứu cơ bản, phục vụ chung cho cộng đồng xã hội, tạo ra những quy trình phòng trừ sâu bệnh, quy trình để bảo vệ đất đai, tài nguyên… nhưng cũng chỉ phục vụ người dân chứ không thể đem bán được.
Một nền sản xuất nhỏ như của chúng ta nếu không phân biệt rõ mà cứ yêu cầu tự chủ đồng đều, rồi là các nhà khoa học phải tự tạo nguồn thu cho mình bằng việc phải đi làm thêm là chuyện đương nhiên. Còn đối với các Viện nghiên cứu- họ cũng không thể trông chờ vào đặt hàng của Nhà nước mà phải chủ động nghiên cứu, tạo ra sản phẩm để tự chủ một phần, thế nhưng ở giai đoạn này nếu làm quá nhanh thì cũng chưa thể theo kịp với xu hướng tự chủ.
Có những hoạt động KHCN tự chủ được nhưng cũng có những hoạt động không tự chủ được. Bởi vì những hoạt động nghiên cứu cơ bản phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước hoặc tạo ra những sản phẩm trung gian mà các doanh nghiệp không làm được thì chắc chắn Nhà nước vẫn phải hỗ trợ toàn bộ, đó mới là tính chất, sự khác biệt giữa KHCN công lập và KHCN dân lập – tức là của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta phải có lộ trình phù hợp hơn, tạo điều kiện cho các nhà khoa học cải thiện về thu nhập, từ đó yên tâm làm việc.
GS.TS Nguyễn Hồng Sơn khẳng định, Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được ban hành đã tạo ra cơ chế mở để thu hút được các nhà khoa học trẻ, có năng lực, trình độ và cả những nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài thì chúng ta phải có những chính sách đồng bộ, khuyến khích. Trong đó, phải kể đến chế độ tiền lương, quyền sở hữu sản phẩm, tạo điều kiện để các nhà khoa học thương mại hóa các sản phẩm, liên doanh, liên kết trong nghiên cứu để, từ đó tạo nguồn thu...
Để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và tổ chức thực hiện phải "thấu hiểu" được những vướng mắc, khó khăn đang cản trở KHCN. Lâu nay, Nghị quyết được ban hành rất đúng và trúng nhưng các quy định của Luật và văn bản dưới Luật lại cứ vòng vo, vì vậy cần tránh tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh".
GS-TS Lê Huy Hàm - Nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp:
GS.TS. Lê Huy Hàm cho hay, thời gian tới, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Ảnh: Minh Ngọc
Theo GS.TS. Lê Huy Hàm - Nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), ở châu Âu cũng như một số nước như Hàn Quốc… công nghệ thông minh đã được ứng dụng từ lâu và có rất nhiều thành thành tựu. Với nước ta, việc ứng dụng công nghệ thông minh có vai trò đặc biệt quan trọng vì nước ta vẫn là nước nông nghiệp, nông nghiệp từ trước đến nay vẫn là căn bản của đất nước.
Tuy nhiên, về đất đai, có thể nói nước ta là một trong những nước có diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất thế giới. Ở châu Á nước ta có thể chỉ hơn Bangladesh... Điều này cho thấy nước ta gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên.
Thứ hai nữa là bờ biển nước ta dài nhưng bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn. Đây là yếu tố vô cùng bất lợi với nông nghiệp. Như trận bão Yagi vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến cây trồng, chăn nuôi, thủy sản.
Với quỹ đất nông nghiệp nhỏ như thế nên chúng ta phải canh tác 2 vụ, thậm chí 3 vụ. Việc này về trước mắt có thể giải quyết được vấn đề lương thực nhưng về lâu về dài thì như thế nào, có bền vững hay không? Nguồn đất suy kiệt vì thế nên phát triển hiện nay là không bền vững. Quỹ đất đang khai thác chủ yếu ở các đồng bằng, khai thác cũng đến mức giới hạn nên đã đến lúc phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả hơn.
Quỹ đất rất lớn ở Trung du, miền núi chúng ta chưa khai thác hiệu quả. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung phát triển tốt, do đó việc hỗ trợ cho Trung du, miền núi, đặc biệt vùng sâu, vùng xa là hết sức quan trọng và nông nghiệp thông minh là một trong những yếu tố...
Câu hỏi đặt ra là phát triển nông nghiệp thông minh theo định hướng nào? Theo GS.TS. Lê Huy Hàm, internet, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo đã và đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất và trong nông nghiệp, công nghệ sinh học cũng sẽ thay đổi. Công nghệ thông minh sẽ xâm nhập vào các lĩnh vực như khai thác, quản lý nguồn gene, khai thác trình tự gene; hỗ trợ trong việc chọn tạo giống cây trồng, dự báo thiên tai, dự báo dịch bệnh, xây dựng hệ thống cây trồng thông minh và dự báo sản lượng, dự báo thị trường...
"Công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này", GS.TS. Lê Huy Hàm khẳng định.
Chị Đỗ Thị Dinh, chủ nông trại Rau thủy canh Thành Tâm xã Lộc An, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đang làm giàu nhờ mô hình trồng rau công nghệ cao.
Sau khi phi thẳng lên vỉa hè, chiếc ô tô điện đè hàng loạt xe máy ở phía dưới, phần capo xe ô tô điện bị nhấc bổng cách mặt đất ước khoảng 0,5m.
Nhiều người dân khen buổi tổng hợp diễu binh sáng 27/4 tuyệt vời, dù gần như thức trắng đêm để chờ nhưng “rất đáng”. Rất đông người dân, nhất là người đang sống tại Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước… tranh thủ ở lại trung tâm TP.HCM để chơi tới chiều.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An vừa quyết định tạm giữ hình sự Trần Văn Hậu (45 tuổi, ngụ thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An; tài xế ô tô chở rác) về hành vi "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng".
Chiều 26/4, hòa chung không khí thiêng liêng hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ động thổ xây dựng Đền thờ liệt sĩ tỉnh.
Trần Minh Toàn là thủ môn thuộc biên chế CLB B.Bình Dương. Người gác đền 29 tuổi sở hữu chiều cao ấn tượng (1m86).
Tối 26/4, đêm nhạc tại Quảng trường Thống Nhất (TP.Hải Dương) đã diễn ra với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ đình đám: Quân A.P, B Ray, Minh Vương M4U, Captain Boy, cùng nhiều nghệ sĩ khách mời khác.
Tối ngày 26/4, tại phố đi bộ Chu Văn An, thị trấn Tân Uyên (Tân Uyên, Lai Châu) đã diễn ra sự kiện “Đêm Tân Uyên Trà và Thơ” năm 2025, với quy mô cấp huyện.
Trong không khí trang nghiêm của buổi tổng duyệt diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam sáng 27/4, hình ảnh những nữ quân nhân với bước chân mạnh mẽ, khí chất kiên cường đã trở thành biểu tượng lay động, khắc họa vẻ đẹp vừa oai hùng vừa dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) báo cáo rằng họ đã bắt giữ một điệp viên người Ukraine bị tình nghi đặt bom khiến một vị tướng hai sao người Nga đang giữ chức phó chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu thiệt mạng vào thứ sáu.
Thành ủy Hà Nội cho biết, trường hợp có nhiều cán bộ cùng đảm nhiệm chức danh tương đương, sẽ ưu tiên lựa chọn những người đang nằm trong quy hoạch ở chức danh cao hơn hoặc đã được dự kiến bố trí vào vị trí đó.
Chủ tịch LPBank bộc bạch, năm vừa rồi, ban lãnh đạo có hứa sẽ trả cổ tức quanh mức 18%. Năm nay và các năm tiếp theo, HĐQT mong muốn mức chi càng cao càng tốt. Nhưng trong trường hợp không được, cũng mong cổ đông thông cảm.
Báo Dân Việt trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng 27/4, hơn 180 du khách từ Tashkent (Uzbekistan) đã đến tham quan và trải nghiệm tại thành phố Đà Nẵng.
Muối dưa cải không khó, nhưng không phải ai cũng biết cách muối dưa cải ngon, cho ra thành phẩm vàng bắt mắt, hương thơm hấp dẫn.
Ngày 27/4, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Đà Nẵng cho biết đã tiến hành bắt giữ 5 đối tượng tổ chức cá độ bóng đá qua mạng Internet với số tiền giao dịch hơn 100 tỷ đồng.
Một vụ cháy lớn vừa xảy ra tại bãi xe trên đường Ranh Bình Tân, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM, thiêu rụi nhiều tài sản.
Sau khi Thép xanh Nam Định đánh bại B.Bình Dương, nhiệm vụ của Hà Nội FC là bắt buộc phải giành chiến thắng trước Quảng Nam trên sân nhà tại vòng 20 V.League 2024/2025 để tiếp tục duy trì cơ hội cạnh tranh chức vô địch.
Dù được đầu tư hơn 4.540 tỷ đồng và hoàn thành tới 93% khối lượng công việc, thế nhưng hơn 6 năm qua, dự án thủy điện Hồi Xuân (Thanh Hóa) vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. Thông tin về dự án nghìn tỷ chậm tiến độ trên vừa được Thanh tra Chính phủ công bố. Cũng theo Thanh tra Chính phủ, đã phát hiện nhiều sai phạm tại dự án liên quan đến Bộ Công Thương, cùng với trách nhiệm của một số Thứ trưởng Bộ này.
Sáng 27/4, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, chỉ trong một ngày (Ngày 26/4), đơn vị đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đóng điện 4 công trình lưới điện trọng điểm 110kV tại TP Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp. Trong đó có 2 công trình trọng điểm Đảng bộ EVNSPC đăng ký gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Sáng 27/4, trong không khí rộn ràng hướng tới đại lễ 30/4, UBND TP.HCM đã chính thức khai trương Trung tâm Báo chí phục vụ công tác tuyên truyền, đồng thời tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Tại mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, chính sách thuế quan của Mỹ trở thành chủ đề "nóng bỏng" nhất, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các cổ đông. Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra, chất vấn trực tiếp lãnh đạo các ngân hàng về mức độ ảnh hưởng, khả năng ứng phó và kịch bản điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh căng thẳng thương mại.
Người dân ở thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu phát hiện thi thể thanh niên bị cháy sém một phần trên cơ thể, nằm trên bờ vuông tôm nên trình báo chính quyền sở tại.
Diễn viên Quang Tuấn đóng vai Tư Đạp trong bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối", là nhân vật được khắc họa dựa theo chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực - là người chiến sĩ cần mẫn, ham mê nghiên cứu chế tạo bom chống tăng.
Nếu những thành phố như Atlantis và El Dorado cuốn hút chỉ bởi sự mất tích kỳ bí, thành phố Nan Madol ngoài khơi bờ biển phía đông bang Pohnpei, Micronesia (Tây Thái Bình Dương) độc đáo và bí ẩn từ tên gọi cho tới quá trình xây cất.
Một bài báo đánh giá mới được công bố của các nhà địa chấn học hàng đầu đã cảnh báo rằng động đất có thể được sử dụng làm vỏ bọc cho các cuộc thử hạt nhân bí mật.
13.000 người thuộc 48 khối quân đội, công an, địa phương tham gia buổi tổng duyệt diễu binh dịp lễ 30/4, sáng 27/4.
Trước lo lắng của một số cán bộ Kon Tum về nơi học của con em mình, khi di chuyển đến làm việc tại trung tâm hành chính tỉnh mới ở TP.Quảng Ngãi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn đã trả lời cụ thể vấn đề này.
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra trang trọng và hoành tráng tại trung tâm TP.HCM, thu hút hàng chục nghìn người dân đến xem.
Chia sẻ sau chiến thắng 2-0 trước Đồng Tháp FC tại vòng 16 giải Hạng Nhất Quốc gia 2024/2025, tiền đạo Nguyễn Công Phượng vẫn thể hiện sự khiêm tốn khi được hỏi về viễn cảnh trở lại ĐT Việt Nam.
Trong suốt năm 2024, vệ tinh liên tục lộn nhào không kiểm soát, với việc LeoLabs xác nhận vào tháng 12/2024 rằng đã có đánh giá "có độ tin cậy cao" về hành vi thất thường của vệ tinh, theo Nghiên cứu viên kỹ thuật cao cấp Darren McKnight.