Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sở dĩ người ta gọi dừa nước là do đặc tính của nó sinh sống trên môi trường đất ngập nước như ven sông, kênh rạch, vùng đất bãi bồi, trên đồng ruộng ở miền Tây, trong đó có Cà Mau.
Phần ruột của trái dừa nước – Một món ăn ngon gắn liền với đời sống cư dân vùng sông nước Cà Mau.
Do phần nằm theo ven biển, diện tích đất ngập mặn, ngập lợ tương đối lớn nên diện tích đất trồng cây dừa nước của tỉnh Cà Mau lớn nhất so với cả nước.
Dừa nước thường sinh sống, phát triển ven theo các kênh rạch và các vùng đất ngập nước.
Từ thời đi khẩn hoang, mở đất, cư dân trên vùng đất Cà Mau đã biết sử dụng lá dừa nước để lợp nhà, dừng vách, chằm cà vung, chằm nón, làm lá chằm đóp, xây bồ lúa, gói bánh cà bắp, róc lạt, chẻ dây… Khi cây dừa nước trổ buồng, ra trái thì trái dừa nước còn là một loại đặc sản mang đậm hương vị của miền quê sông nước.
Dừa nước thường rất sai trái.
Thông thường dừa nước ra trái quanh năm nhưng cao điểm mùa ra trái của nó từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Vào mùa này, ngoài việc thu gom trái già vừa rụng xuống để ươm làm cây giống, người ta còn thu hoạch những buồng dừa nước đang vừa ăn để làm thức ăn cho mình.
Những trái dừa nước vừa ăn thường có màu da nâu đỏ và căng bóng.
Để biết được những buồng dừa nước vừa ăn, người đi thu hoạch có kinh nghiệm lâu năm thường nhận biết qua màu sắc của nó.
Nếu màu trái dừa nước còn tươi mới, mơn mỡn màu da thì đây là những buồng dừa nước còn non. Nếu những buồng dừa nước có màu nâu sậm hoặc chuyển sang màu đen và da không còn căng bóng, có dấu hiệu nhăn lại thì đây là những buồng dừa nước đã già, cơm dừa đã cứng và không còn ăn được.
Trái dừa nước đã được tách ra khỏi buồng.
Đối với những người không có nhiều kinh nghiệm, việc xác định buồng dừa nước có vừa ăn hay chưa thường dùng dao đập một vài trái dừa nước cho rụng ra khỏi buồng.
Nếu khi rụng ra, trái dừa bị gãy không sát cuống, vỏ trái dừa có màu trắng sáng thì đây là dừa non. Còn nếu khi đập dừa rụng ra sát cuống, vỏ dừa có màu vàng nhạt thì đây là những buồng dừa nước đã vừa ăn.
Chẻ trái dừa nước là một trải nghiệm thú vị và thu hút đối với nhiều người.
Sau khi đốn, những buồng dừa nước được tách ra từng trái rồi dùng dao chẻ đôi để lấy nước và cơm dừa. Thông thường, cứ sau mùa gió chướng trở về, nước và cơm dừa nước đã bị lạt hơn và không còn ngon ngọt như trước.
Do đó, người dân vùng sông nước Cà Mau thường tranh thủ thu hoạch dừa nước đã đến lứa trước khi những cơn gió chướng trở ngọn.
Sau khi chẻ, người ta thường dùng đầu cây muỗng để cạy lấy cơm dừa.
Một số hộ dân có diện tích trồng dừa nước nhiều, đến khi thu hoạch trái phải bán cho thương lái đến thu mua, vận chuyển về các tỉnh vùng trên tiêu thụ.
Sau khi thu hoạch, người ta thường lấy nước và cơm dừa để ăn tại chỗ. Cơm dừa nước thường trong suốt như bột lọc và rất ngon ngọt. Nhiều người lấy nước và cơm dừa rồi trộn thêm đường, cho thêm một ít nước đá để làm thức uống hoặc để nấu chè.
Cơm dừa nước rất ngon ngọt, đầy hấp dẫn, càng hấp dẫn hơn đối với những người lần đầu tiên được thấy cây dừa nước, trái dừa nước.
Cơm dừa nước tuy là món ăn dân dã nhưng nước và cơm dừa nước rất ngon ngọt và bổ dưỡng. Nhiều người dù đã xa quê hương hàng chục năm trời nhưng vẫn không quên được món ăn đậm chất đồng quê của trái dừa nước này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.